Đăng nhập sổ của bạn
13 dấu hiệu mang thai dễ nhận biết
Dấu hiệu mang thai sớm nhất là chậm kinh, buồn nôn, căng tức ngực, ốm nghén, nhạy cảm với mùi và mệt mỏi...
Khi nào thì các dấu hiệu mang thai xuất hiện?
Tuần đầu tiên của thai kỳ được tính dựa trên ngày của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Kỳ kinh cuối cùng được coi là tuần 1 của thai kỳ, ngay cả khi bạn chưa thực sự mang thai.
Ngày sinh dự kiến được tính bằng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Vì lý do đó, phụ nữ có thể không có các triệu chứng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ 40 tuần.
Các dấu hiệu mang thai
Nếu đang mang thai, có thể nhận thấy những dấu hiệu ban đầu như chuột rút nhẹ, chậm kinh, mệt mỏi, buồn nôn, ngứa ran hoặc đau nhức vú, đi tiểu thường xuyên, đầy hơi, dễ say tàu xe, tâm trạng lâng lâng, thay đổi nhiệt độ. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm huyết áp cao, cực kỳ mệt mỏi và ợ chua, nhịp tim nhanh hơn, thay đổi vú và núm vú, nổi mụn, tăng cân rõ rệt...
Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ tư, mọi thứ vẫn đang diễn ra ở cấp độ tế bào. Trứng được thụ tinh tạo ra phôi nang (một nhóm tế bào chứa đầy chất lỏng) sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận cơ thể của thai nhi.
Khoảng 10 đến 14 ngày (tuần thứ tư) sau khi thụ thai, phôi nang sẽ làm tổ trong nội mạc tử cung, là lớp niêm mạc của tử cung. Điều này có thể gây chảy máu có thể nhầm với thời kỳ có kinh nhưng ở mức độ ít.
Màu sắc của mỗi đợt có thể là hồng, đỏ hoặc nâu. Chảy máu khi thụ thai thường ít hơn nhiều so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Cơn đau thường nhẹ hơn cơn đau kinh nguyệt thông thường, có thể liên quan đến một số chuột rút ở mức độ trung bình hoặc nặng, nhưng thường nhẹ nhất. Chảy máu khi bắt đầu thụ thai có khả năng kéo dài dưới 3 ngày và đôi khi có thể chỉ kéo dài vài giờ.
Nếu đang bị chảy máu khi thụ thai, phụ nữ cần tránh hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng các chất gây nghiện, tất cả những thứ này đều có thể dẫn đến chảy máu nhiều.
Không sử dụng băng vệ sinh nếu nghi ngờ rằng có thể đang bị chảy máu do thụ thai chứ không phải do chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Sử dụng băng vệ sinh có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
Sau khi quá trình thụ thai hoàn tất, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu tạo ra hormone gonadotropin màng đệm ở người. Hormone này giúp cơ thể duy trì thai kỳ. Nó cũng thông báo cho buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành mỗi tháng.
Phụ nữ có thể sẽ chậm kinh 4 tuần sau khi thụ thai. Chậm kinh là việc kinh nguyệt đến muộn hơn so với ngày kinh nguyệt dự tính hàng tháng. Nếu thường có kinh nguyệt không đều cần thử thai để xác nhận. Ví dụ vòng kinh của bạn là 28 - 30 ngày nhưng sau 30 ngày vẫn chưa thấy có kinh nguyệt tức là bạn đã bị chậm kinh. Và nhiều khả năng là dấu hiệu đầu tiên có thể mang thai sớm. Hầu hết các que thử thai tại nhà có thể phát hiện sớm nhất là 8 ngày sau khi chậm kinh.
Khi nghi ngờ có thai nên thử thai để biết bạn có thai hay không. Nếu kết quả là có thai, hãy đi khám để xác định thai đã nằm trong tử cung hay ngoài tử cung. Nếu trường hợp thai ngoài tử cung cần can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, cũng như khả năng mang thai sau này. Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ xem chúng có gây ra bất kỳ rủi ro nào cho thai kỳ hay không.
Thân nhiệt cơ bản cao hơn có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Nhiệt độ cơ thể cũng có thể dễ dàng tăng lên khi tập thể dục hoặc khi thời tiết nóng bức.
Trong thời gian này, hãy đảm bảo uống nhiều nước hơn và tập thể dục thận trọng. Mệt mỏi có thể phát triển bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Triệu chứng này thường gặp ở giai đoạn đầu thai kỳ. Mức progesterone của bạn sẽ tăng cao, có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Những tuần đầu của thai kỳ có thể khiến thai phụ cảm thấy kiệt sức. Cố gắng ngủ đủ giấc nếu có thể. Giữ cho phòng ngủ thoáng mát để giảm nhiệt cơ thể.
Khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, tim của thai phụ có thể bắt đầu đập nhanh hơn và khó hơn. Đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim thường gặp trong thai kỳ. Điều này bình thường là do nội tiết tố. Lưu lượng máu sẽ tăng từ 30 - 50%. Điều này làm tăng thêm khối lượng công việc của trái tim. Cần nói chuyện với bác sĩ về triệu chứng này.
Những thay đổi ở vú có thể xảy ra từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Vú có thể bị mềm và sưng do thay đổi hormone. Sự thay đổi hormone trong khi mang thai sẽ làm máu chảy về vùng ngực nhiều hơn và làm thay đổi các mô vú. Những thay đổi ở núm vú và bầu vú cũng có thể xảy ra vào khoảng tuần thứ 11. Điều này có thể sẽ biến mất sau một vài tuần khi cơ thể bạn đã thích nghi với nội tiết tố.
Các hormone tiếp tục khiến ngực thai phụ phát triển. Quầng vú - khu vực xung quanh núm vú có thể chuyển sang màu sẫm hơn và phát triển lớn hơn, các tĩnh mạch ở vú trở nên rõ ràng hơn... Nếu đã từng nổi mụn trước khi mang thai, có thể bị nổi mụn một lần nữa.
Giảm căng tức ngực bằng cách mặc áo lót hỗ trợ cho bà bầu thoải mái. Áo ngực bằng vải cotton, không gọng thường là loại thoải mái nhất. Chọn một chiếc áo ngực có nấc cài khác nhau để có nới áo trong những tháng tới. Sử dụng miếng lót ngực vừa vặn với áo ngực giúp giảm ma sát lên núm vú để núm vú đỡ bị đau.
Mức độ estrogen và progesterone sẽ cao khi mang thai. Sự gia tăng này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến thai phụ dễ xúc động hoặc phản ứng hơn bình thường. Tính khí thất thường rất dễ gặp khi mang thai và có thể gây ra phiền muộn, lo âu, cáu gắt, hạnh phúc. Ngoài ra, phụ nữa mang thai đi tiểu thường xuyên và không kiểm soát trong thời kỳ đầu mang thai.
Khi mang thai, cơ thể bạn tăng lượng máu bơm. Điều này làm cho thận xử lý nhiều chất lỏng hơn bình thường, dẫn đến chất lỏng trong bàng quang nhiều hơn.
Hormone cũng đóng một vai trò lớn đối với sức khỏe của bàng quang. Khi mang thai, có thể thấy phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Trong thời kỳ đầu mang thai, nên uống thêm khoảng 300 ml (nhiều hơn một cốc) chất lỏng mỗi ngày. Lên kế hoạch đi vệ sinh trước để tránh tiểu không kiểm soát hoặc rò rỉ nước tiểu.
Tương tự như các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt, chướng bụng có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu mang thai. Điều này có thể là do thay đổi hormone, cũng có thể làm chậm hệ thống tiêu hóa. Kết quả là thai phụ có thể cảm thấy bị táo bón. Táo bón cũng có thể làm tăng cảm giác chướng bụng.
Buồn nôn và ốm nghén thường phát triển vào khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 9.
Mặc dù được gọi là ốm nghén nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào vào ban ngày hoặc ban đêm. Không rõ chính xác điều gì gây ra buồn nôn và ốm nghén, nhưng các hormone có thể đóng một vai trò nào đó. Ốm nghén khi mang thai với đa số thai phụ không quá trầm trọng và thường chấm dứt sau 3 tháng đầu thai kỳ. Một số phụ nữ gặp hội chứng ốm nghén nặng (Hyperemesis gravidarum) gây buồn nôn và nôn nhiều khiến sụt cân khá nghiêm trọng khi mang thai.
Khi mang thai 3 tháng đầu, nhiều phụ nữ bị ốm nghén từ nhẹ đến nặng. Nó có thể trở nên dữ dội hơn vào cuối ba tháng của thai kỳ đầu tiên, nhưng thường trở nên ít nghiêm trọng hơn khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai.
Để một gói bánh quy giòn cạnh giường và ăn một ít trước khi thức dậy vào buổi sáng để giúp giảm ốm nghén, nên uống nhiều nước. Nên đi khám khi nôn nhiều.
Ngoài chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu là axit folic, sắt, canxi, vitamin D. DHA cũng được khuyến cáo bổ sung từ các chuyên gia dinh dưỡng.
Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp cao hoặc bình thường sẽ giảm trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này cũng có thể gây ra cảm giác chóng mặt vì các mạch máu bị giãn ra.
Cao huyết áp, hoặc tăng huyết áp, do mang thai khó xác định hơn. Hầu hết tất cả các trường hợp tăng huyết áp trong vòng 20 tuần đầu tiên chỉ ra các vấn đề cơ bản. Nó có thể phát triển trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng nó cũng có thể có từ trước.
Bác sĩ sẽ đo huyết áp trong lần khám đầu tiên để giúp thiết lập đường cơ sở cho kết quả đo huyết áp bình thường.
Nếu có cao huyết áp, cân nhắc chuyển sang các bài tập phù hợp với thai kỳ nếu bạn chưa thực hiện. Tìm hiểu cách theo dõi huyết áp của bạn thường xuyên. Hỏi bác sĩ về các hướng dẫn chế độ ăn uống cá nhân để giúp giảm huyết áp cao. Uống đủ nước và ăn nhẹ thường xuyên để giúp ngăn ngừa chóng mặt. Từ từ đứng lên khi đứng dậy khỏi ghế, không thực hiện các thao tác thay đổi tư thế đột ngột.
Nhạy cảm với mùi là một triệu chứng của giai đoạn đầu mang thai. Có rất ít bằng chứng khoa học về sự nhạy cảm với mùi trong ba tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, điều này có thể quan trọng vì nhạy cảm với khứu giác có thể gây buồn nôn và nôn. Nó cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu đối với một số loại thực phẩm.
Khi mang thai, phụ nữ có thể cảm thấy khứu giác nhạy cảm hơn hoặc giảm đi. Điều này đặc biệt phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Mùi tăng cao phổ biến hơn mùi giảm. Một số mùi trước đây chưa từng làm khó chịu như mùi thức ăn, mùi mỹ phẩm... có thể trở nên kém dễ chịu hơn hoặc thậm chí gây cảm giác buồn nôn. Khứu giác thường trở lại bình thường sau khi sinh hoặc trong vòng 6 đến 12 tuần sau sinh.
Tăng cân trở nên phổ biến hơn vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên của bạn. Bạn có thể thấy mình tăng khoảng 0,5kg đến hơn 2kg trong vài tháng đầu tiên.
Các khuyến nghị về calo cho giai đoạn đầu mang thai sẽ không thay đổi nhiều so với chế độ ăn uống thông thường, nhưng chúng sẽ tăng lên khi thai kỳ tiến triển.
Trong giai đoạn sau, cân nặng của thai kỳ thường biểu hiện ở ngực, tử cung, nhau thai, nước ối, tăng lượng máu và chất lỏng và béo.
Mệt mỏi khi mang thai cũng có thể do thiếu máu, mà nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt. Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các mẹ bầu. Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, loại rau có lá xanh đậm...
Hormone có thể khiến van giữa dạ dày và thực quản bị giãn ra. Điều này tạo điều kiện cho axit trong dạ dày bị rò rỉ, gây ra chứng ợ chua.
Ngăn ngừa chứng ợ nóng khi mang thai bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì bữa lớn. Cố gắng giữ tư thế ngồi thẳng ít nhất một giờ sau khi ăn để giúp thức ăn được tiêu hóa.
Sự kết hợp giữa lượng máu tăng lên và lượng hormone cao hơn sẽ đẩy nhiều máu hơn qua các mạch. Điều này khiến các tuyến dầu của cơ thể hoạt động thêm giờ.
Sự gia tăng hoạt động của các tuyến dầu trên cơ thể mang lại cho làn da của bạn vẻ ngoài căng bóng, ửng hồng. Mặt khác, bạn cũng có thể bị mụn trứng cá.
Xác định nhanh và chính xác có thai hay không?
Phụ nữ có thai 1 tuần sau khi bị chậm kinh không thể biết chính xác bằng que thử thai tại nhà vào thời điểm này vì có khả năng sẽ cho kết quả âm tính giả. Điều này có nghĩa là không mang thai, nhưng thực tế là có. Do thử thai tại nhà quá sớm, có thể chưa có đủ hCG trong nước tiểu để xét nghiệm phát hiện.
Xét nghiệm máu thường có thể phát hiện hCG trong thai kỳ sớm hơn xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm máu đôi khi có thể cho kết quả dương tính sớm nhất là từ 6 đến 8 ngày sau khi bạn rụng trứng, trong khi xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả khoảng 3 tuần sau khi rụng trứng.
Các triệu chứng của thai kỳ như buồn nôn, mệt mỏi và căng tức ngực đôi khi xảy ra ngay cả trước khi bạn bị chậm kinh. Những triệu chứng này có thể cho biết rằng đang mang thai, nhưng chúng không phải là bằng chứng chắc chắn. Một số phương pháp thử thai tại nhà cho kết quả chính xác hơn.
Nếu nghĩ rằng mình có thể mang thai, thì thời điểm tốt nhất để thử thai tại nhà là 1 tuần sau khi chậm kinh lần đầu tiên, các xét nghiệm mang thai tại nhà chính xác đến 97%. Xét nghiệm máu thường có thể phát hiện mang thai sớm hơn nhiều, nhưng phải được thực hiện tại cơ sở y tế.
03/04/2022 10:15
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.