Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

5 bài thuốc trừ đờm, chữa ho từ cát cánh

Cát cánh có vị đắng, cay, tính ôn, vào kinh phế; có tác dụng tuyên phế khí, tán phong hàn, tán ho, trừ đờm…

1. Đặc điểm và tác dụng dược lý của cát cánh

Cát cánh có tên khoa học Platycodon grandiflorum A. DC. Thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae.

Cát cánh là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm. Thân cao chừng 60-90cm. Mùa hoa tháng 5-8, mùa quả tháng 7-9.

Cát cánh (Radix platycodi) là rễ khô của cây cát cánh.

Nghiên cứu cho thấy trong lá, hoa, và thân, cành cát cánh đều có chứa saponin. Saponin này có tác dụng phá huyết mạnh hơn saponin trong rễ. Theo Trung Hoa y học tạp chí (1952), uống cát cánh thấy tác dụng tiêu đờm rõ rệt trên lâm sàng.

Theo ''Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam'' của GS. Đỗ Tất Lợi, tác dụng trừ đờm của cát cánh chủ yếu do chất saponin. Khi uống chất saponin gây kích thích niêm mạc cổ họng và dạ dày đưa đến phản xạ tăng phân tiết ở đường hô hấp làm cho đờm loãng ra và dễ tống ra ngoài.

Cây cát cánh.

2. Công dụng và liều dùng của cát cánh

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, cát cánh chữa ho, ho có đờm hôi tanh. Ngày uống 3-9g, dưới dạng thuốc sắc. Không dùng dưới dạng thuốc tiêm.

Theo y văn cổ, cát cánh có vị đắng, cay, tính hơi ôn, vào kinh phế; có tác dụng tuyên phế khí, tán phong hàn, tán ho, trừ đờm; dùng chữa ngoại cảm sinh ho, cổ họng sưng đau, ngực đầy trướng đau, ho ra máu, mủ. 

Những người âm hư mà ho thì không dùng được.

Vị thuốc cát cánh trừ đờm, chữa ho.

3. Bài thuốc trừ đờm, chữa ho từ cát cánh

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc trừ đờm, chữa ho từ cát cánh như sau:

Bài 1: Cát cánh 8g, xuyên bối mẫu 6g, tỳ bà diệp (lá nhót tây) 12g, lá dâu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liền 2 - 4 ngày. Chữa ho do nóng, đờm dính quánh.

Bài 2: Cát cánh 8g, ngũ vị tử 8g, hạnh nhân 12g, tía tô 12g, bạc hà 4g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống. Uống liền trong 2 - 4 ngày. Chữa ho do lạnh, đờm loãng.

Bài 3: Cát cánh 6g, trần bì 6g, bán hạ chế 6g, mạch môn sao 6g, ngưu tất 6g, ngũ vị tử 6g, tiền hồ 6g, ma hoàng 6g. Sắc uống. Chữa ho suyễn nhiều đờm.

Bài 4 - Thang cát cánh: Cát cánh 8g, cam thảo 4g, tang bạch bì 10g. Sắc uống hoặc tán thành bột uống. Chữa họng sưng đau. Ở liều cao hơn gấp 3 - 5 lần dùng chữa phế ung (áp-xe phổi, viêm phổi nhiều đờm mủ).

Bài 5: Cát cánh 10g, kim ngân hoa 15g, liên kiều 10g, cam thảo sống 6g. Sắc uống. Chữa viêm amidan, họng viêm nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Người âm hư, ho lâu ngày và có chiều hướng ho ra máu đều không nên uống.

 

29/06/2023 16:34

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.