Đăng nhập sổ của bạn
5 cách tự nhiên tốt nhất để chống lại mệt mỏi khi mang thai
Có một số giải pháp an toàn giúp tăng cường năng lượng và chống kiệt sức khi mẹ bầu mệt mỏi.
Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy như mình đang trong tình trạng say máy bay, người lâng lâng đặc biệt là trong ba tháng đầu. Mặc dù cảm thấy khó chịu, nhưng mệt mỏi lại là một dấu hiệu tốt, vì điều đó cho thấy các hormone thai kỳ của mẹ bầu đang lưu thông và cơ thể đang làm việc để giúp em bé phát triển.
Có nhiều lý do khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, như mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều, ốm nghén khiến cơ thể mệt mỏi và chán ăn, tim hoạt động nhiều hơn để thích ứng với sự gia tăng lượng máu, thiếu chất dinh dưỡng…
Tuy nhiên, mẹ bầu có thể tăng mức năng lượng của mình bằng một vài bước đơn giản. Dưới đây là một số cách tự nhiên để chống lại tình trạng kiệt sức, mệt mỏi và giúp mẹ bầu có thêm năng lượng:
BS Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương khuyên, mẹ bầu cần tuân theo một chế độ ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng để chống lại sự mệt mỏi khi mang thai. Ăn nhiều loại trái cây và rau hữu cơ. Cố gắng ăn ít nhất một loại ngũ cốc nguyên hạt và một loại trái cây hoặc rau củ trong mỗi bữa ăn nhẹ và tránh thực phẩm chế biến càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh xa các loại carbohydrate tiêu hóa nhanh như bánh mì, vì chúng khiến mẹ bầu cảm thấy buồn ngủ hơn. Ăn một chế độ ăn ít chất béo có nhiều chất sắt như thịt đỏ, gan, nghêu, sò, rau cải bó xôi... và protein như sữa, sữa chua, đậu và bơ hạt (đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều). Và hãy đảm bảo giữ đủ nước, nên uống từ 2,5 – 3l nước mỗi ngày và uống vitamin trước khi sinh trong suốt thai kỳ và trong ít nhất 6 tháng sau khi sinh.
Tập thể dục hàng ngày ngay cả khi mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. BS. Nguyễn Tuấn Anh cho biết, nên tập thể dục phù hợp khoảng 30 phút mỗi ngày, các bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng, đi bộ thong thả luôn khiến mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Tập thể dục cũng thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn và cải thiện tâm trạng mẹ bầu bằng cách giải phóng endorphin.
Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, đi ngủ vào một giờ nhất định, tốt nhất nên ngủ vào 9 giờ tối, ngủ từ 8 đến 9 tiếng mỗi đêm. Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh, mẹ bầu đừng ngần ngại chợp mắt bất cứ khi nào có thể, những giấc ngủ ngắn từ 15 đến 20 phút cũng rất tốt. Tuy nhiên, hãy cẩn thận về việc ngủ quên, điều này có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn.
Theo các chuyên gia sản khoa, mặc dù tiêu thụ caffein vừa phải (dưới 200 miligam hoặc 1½ tách cà phê mỗi ngày) không gây sảy thai hoặc sinh non nhưng mẹ bầu không nên uống đồ uống chứa caffein khi mang thai hoặc sử dụng các chất kích thích. Tác dụng kích thích có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và tâm trạng của mẹ bầu.
Mang thai gây tổn hại cho cơ thể và tâm trí. Mẹ bầu sản xuất nhiều máu hơn, nhịp tim tăng lên và cần nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, tâm lý mẹ bầu dễ thay đổi. Do đó, mẹ bầu nên dành thời gian thư giãn. Đôi khi, cần phải điều chỉnh thời gian biểu của mình và hủy các kế hoạch.
Hầu hết các dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai đều lành tính nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi kéo dài, dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày cần đi khám ngày lập tức. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và có phương pháp điều trị khi cần thiết để đảm bảo mẹ bầu có một thai kỳ an toàn.
15/07/2023 15:20
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.