Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

5 động tác làm thông khí, giảm khó thở do viêm xoang

Viêm xoang có thể được điều trị bằng thuốc hay thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình lành bệnh.

Viêm xoang mạn tính thường xảy ra do phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hay bất kỳ sự phát triển bất thường nào trong xoang (polyp mũi) hoặc sưng niêm mạc xoang.

Một số triệu chứng viêm xoang có thể gặp bao gồm:

  • Tắc nghẽn xoang dẫn đến khó thở bằng mũi
  • Đau và sưng quanh mắt, má, mũi hoặc trán
  • Ho,
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Đau họng.

Theo Himalayan Siddha Akshar, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển yoga Akshar tại Ấn Độ, có một số động tác có thể làm dịu các vấn đề về hô hấp do viêm xoang gây ra nhờ có tác dụng mở đường thông khí của mũi. Bạn nên thực hiện các kỹ thuật này trong 3 hiệp, giữ mỗi tư thế trong 30 giây để đạt hiệu quả với bệnh viêm xoang.

1. Tư thế kim cương giúp giảm viêm xoang

Cách thực hiện:

  • Quỳ trên hai gối, duỗi thẳng cẳng chân ở phía sau, hai chân chạm nhau.
  • Từ từ hạ thấp cơ thể, hạ hông ngồi trên gót chân. Tay trái đặt lên đầu gối trái, tay phải đặt lên đầu gối phải.
  • Thẳng lưng và nhìn về phía trước
  • Giữ tư thế trong 30 giây.

Tác dụng: Thư giãn, điều hòa hơi thở.

Lưu ý: Những người mới phẫu thuật đầu gối, người bị bệnh về sột sống hay đầu gối không nên tập tư thế này vì có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn. Phụ nữ mang thai khi tập có thể lựa theo hình dáng cơ thể để tìm vị trí đặt chân như mở rộng hơn bình thường sao cho không gây áp lực lên bụng.

Tư thế kim cương điều hòa hơi thở giúp người bệnh viêm xoang thư giãn.
2. Tư thế cái cày hỗ trợ giảm khó chịu do viêm xoang

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa, đặt hai tay bên cạnh cơ thể, lòng bàn tay úp xuống sàn.
  • Ấn lòng bàn tay xuống sàn tạo lực để nâng hai chân lên cao và thả rơi qua đầu, mũi chân chạm xuống sàn.
  • Hai tay có thể di chuyển đến eo để hỗ trợ lưng.
  • Giữ tư thế 30 giây hoặc lâu hơn tùy theo khả năng.

Tác dụng: Tăng tuần hoàn máu đến toàn bộ cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm khó chịu do viêm xoang.

Lưu ý: Không thực hiện động tác nếu bạn có chấn thương cổ, tiêu chảy hay đang trong kỳ kinh nguyệt.

Tư thế cái cày.
3. Tư thế cây nến

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn. Đặt hai cánh tay bên cạnh cơ thể, lòng bàn tay úp xuống.
  • Nhẹ nhàng nhấc hai chân lên khỏi sàn và đặt chúng vuông góc với sàn, mũi chân hướng lên trần.
  • Lấy vai làm điểm tựa, từ từ nâng xương chậu lên cao, đưa cẳng tay lên khỏi sàn và đặt lòng bàn tay lên lưng để hỗ trợ.
  • Cố gắng đạt được một đường thẳng giữa vai, thân, xương chậu, chân và bàn chân; chạm cằm vào ngực và hướng ánh mắt về phía chân.

Tác dụng: Hỗ trợ làm dịu các triệu chứng viêm xoang, hen suyễn, giảm mệt mỏi, kéo giãn cổ và vai.

Lưu ý: Không thực hiện tư thế nếu có vấn đề về cột sống cổ, tiêu chảy, đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc huyết áp cao.

Tư thế cây nến.
4. Tư thế gập người phía trước

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng lưng, hai chân đứng thẳng, hai tay đưa cao qua đầu.
  • Thở ra và nhẹ nhàng uốn cong phần thân trên từ nếp gấp ở hông sao cho chạm mũi vào đầu gối. Hai tay hạ xuống đặt lòng bàn tay áp xuống sàn, cạnh ngoài hai bên chân.
  • Đối với người mới bắt đầu, bạn có thể hơi cong đầu gối để không làm cơ gân kheo bị căng quá. Trong thời gian tập luyện, từ từ duỗi thẳng đầu gối, cố gắng chạm ngực vào mặt trên của đùi, trán mũi chạm xương cẳng chân.

Tác dụng: Tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến mũi, họng.

Lưu ý: Những trường hợp bị chóng mặt, đau thần kinh tọa, có các vấn đề ở hông, đầu gối, tăng huyết áp... không nên tập động tác này.

Gập người phía trước tăng cường tuần hoàn máu, làm thông xoang.
5. Tư thế xác chết

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn trong không gian yên tĩnh, hai chân duỗi thẳng, đặt cách nhau một khoảng thoải mái, mắt cá chân thả xuống, bàn chân hướng ra bên ngoài.
  • Đặt cánh tay dọc theo cơ thể nhưng không áp sát, ngửa lòng bàn tay.
  • Từ từ thở chậm, hít vào, thở ra đều đặn. Chú ý duy trì nhận thức để không ngủ quên trong quá trình này.
  • Giữ hơi thở chậm và sâu. Hãy tưởng tượng rằng khi bạn hít vào, hơi thở đang cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn, và khi thở ra, cơ thể bạn đang dần buông xuôi để thư giãn.

Tác dụng: Điều hòa hơi thở với nhịp thở chậm, sâu, đều khi thực hiện động tác giúp lưu thông khí, giảm khó thở do viêm xoang.

Lưu ý: Do có tác dụng điều hòa hơi thở nên dễ gây ngủ quên nên trong khi tập, bạn nên tăng độ sâu hơi thở để chống lại cảm giác lo lắng, không thể thư giãn hay buồn ngủ.

Tư thế xác chết giúp điều hòa hơi thở

 

14/03/2023 16:00

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Trịnh Nguyên

Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Minh Cường

Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

Bảo Lâm

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Vũ Thị Tuyết Mai

Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

Hoàng Nam

Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Vân Anh

Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thu Phương

Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Mỹ Uyên

Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

Thiên Châu

Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.