Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hầu hết phụ nữ đều cảm thấy khá khó chịu trong 2-7 ngày đầu sau sinh, rồi sau đó dần dần cảm thấy dễ chịu hơn. Mang thai trong 9 tháng cùng với sinh con qua đường âm đạo là một quá trình đòi hỏi thể chất nặng nề, khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức, thậm chí bầm tím.

Dưới đây là một số biện pháp giúp cơ thể người mẹ lấy lại sức lực và năng lượng sau khi sinh thường:

1. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng để phục hồi sức khỏe sau sinh

Hầu hết phụ nữ sau sinh cần từ 6 - 8 tuần để hồi phục sau khi sinh con nhưng đối với những phụ nữ sinh nở thuận lợi, không gặp biến chứng gì nên bắt đầu tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng ngay sau khi sinh.

Các bài tập kegel tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau sinh.

Loại hình cũng như cường độ tập luyện sau khi sinh thường phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hoạt động của phụ nữ trong thai kỳ. Sau khi nói chuyện với bác sĩ, chị em hãy bắt đầu tập thể dục khi cảm thấy sẵn sàng.

Sàn chậu cần được chú ý, đặc biệt sau khi sinh thường. Các bài tập sàn chậu là những động tác tăng cường sức mạnh có mục tiêu bắt đầu ngay sau khi sinh con. Các bài tập Kegel để làm săn chắc các cơ hỗ trợ bàng quang, ruột và tử cung. Chìa khóa của các bài tập này là sự co lại, thư giãn của một số cơ nhất định. Cố gắng thực hiện ít nhất 10 lần lặp lại ba lần một ngày.

Một bài tập an toàn khác sau khi sinh thường là đi bộ nhẹ nhàng. Ngay khi có thể, hãy đứng dậy, đi lại xung quanh. Sức chịu đựng sẽ tăng dần đều đặn trong vài tuần sau khi sinh. Đi bộ không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất mà còn tăng cường sức khỏe tinh thần. Đi bộ để tận hưởng thiên nhiên, thư giãn đồng thời cũng giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Đặt mục tiêu tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần, nghĩa là chia thời gian thành các buổi tập 10 phút vài lần trong ngày.

Thực hành kéo giãn nhẹ, chỉ cần đảm bảo rằng mỗi cử động đều cảm thấy thoải mái và không gây đau. Các bài tập kéo giãn nên được thực hiện ít nhất hai lần một tuần.

2. Ngăn ngừa bệnh trĩ

Việc phát triển bệnh trĩ trong hoặc sau khi mang thai rất dễ xảy ra, đặc biệt là sau khi sinh thường. Sau khi sinh, cần chú ý phòng ngừa táo bón và rặn khi đi vệ sinh có thể giúp giảm thiểu tình trạng này.

Có những phương pháp dễ thực hiện tại nhà, chẳng hạn như ăn nhiều chất xơ, ngâm vết thương. Nếu những phương pháp tại nhà không giúp ích hoặc bệnh trĩ không thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ để được điều trị bổ sung.

3. Chăm sóc ngực đau nhức

Đau nhức vú là hiện tượng thường gặp khi mới bắt đầu cho con bú. Việc cho bé bú đúng cách là rất quan trọng trong việc thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ. Các bác sĩ hoặc các nữ hộ sinh sẽ tư vấn về việc cho con bú đúng cách và an toàn.

Chăm sóc núm vú cũng rất quan trọng, sau khi cho con bú hoặc hút sữa, hãy bôi một lớp sữa mẹ mỏng lên núm vú rồi thoa kem bôi núm vú lên trên. Sữa mẹ có một số đặc tính chữa lành cho núm vú còn kem bôi núm vú giúp chữa lành và giữ ẩm cho làn da nhạy cảm.

Do đó, mẹ hãy vệ sinh vú, núm vú sạch trước và sau khi cho con bú, nếu không vệ sinh sạch, viêm vú dễ xảy ra.

4. Cẩn thận với chứng trầm cảm sau sinh
Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thường có những sự thay đổi đột ngột về nội tiết nên dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh không phải lúc nào cũng rõ ràng. Rất nhiều phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không nhận ra nó là gì - thay vào đó, họ cho rằng các triệu chứng của mình là do mất ngủ, nội tiết tố hoặc chưa quen với việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Nên hiểu cảm giác sau sinh của bản thân để biết liệu đó có phải là các triệu chứng trầm cảm sau sinh hay không. Điều trị trầm cảm không nhất thiết phải dùng thuốc. Nên gặp bác sĩ trị liệu để được tư vấn, điều này sẽ giúp ích rất nhiều.

5. Chú ý đến chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống trong thời kỳ hậu sản rất quan trọng đối với sức khỏe giúp tăng tốc độ phục hồi của người mẹ. Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng với đầy đủ các loại carbs phức hợp, chất xơ, chất béo cùng với protein lành mạnh, lượng nước đầy đủ giúp cơ thể hồi phục. Một kế hoạch ăn uống lành mạnh sau sinh là cách để ngăn ngừa tình trạng loãng xương, bổ sung lượng sắt dự trữ, phòng táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ...

Hơn nữa, chế độ ăn tốt còn thúc đẩy sản xuất sữa cho con bú. Những gì người mẹ ăn uống hằng ngày cực kỳ quan trọng đối với số lượng và chất lượng nguồn sữa.

Lưu ý chế độ ăn không kiêng khem không có nghĩa là người mẹ có thể ăn nhiều đồ ngọt hoặc đồ ăn vặt.

6. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Sau sinh, chị em thường bị chảy máu âm đạo (hay còn gọi là sản dịch) nhiều trong khoảng 4 – 6 tuần. Hình thức chảy máu này là cách cơ thể loại bỏ tất cả máu, mô và chất nhầy dư thừa ra khỏi tử cung. Đây là một phần bình thường của quá trình sau khi sinh con.

Để tránh nhiễm trùng, hãy thay băng vệ sinh khoảng tiếng một lần. Nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh vùng kín. Không cần sử dụng xà phòng để vệ sinh âm hộ. Nếu sử dụng, hãy chọn loại không màu, không mùi, dịu nhẹ để không gây kích ứng da, tránh để nước và xà phòng đi vào âm đạo. Nên rửa "từ trước ra sau", rửa âm hộ trước rồi đến hậu môn, nếu không, vi khuẩn từ hậu môn dễ lây sang âm đạo gây nhiễm trùng.

Nếu sau khi sinh em bé, vùng kín của mẹ có dấu hiệu bị sưng tấy hãy dùng đá lạnh để chườm giúp giảm sưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, không nên chườm đá trực tiếp lên vùng kín mà cho đá lạnh vào một lớp vải sạch, sau đó cho vào bên trong quần lót, để tối đa 20 phút/lần. Cách này sẽ giúp giảm sưng nhanh chóng.

Nên đợi ít nhất 4-6 tuần sau sinh mới quan hệ tình dục trở lại.

Dấu hiệu nhiễm trùng lớn nhất là sản dịch có mùi rất hôi hoặc màu xanh lục hoặc nếu tình trạng chảy máu âm đạo trở nên trầm trọng hơn thì cần đi khám sớm để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.

7. Ngủ, nghỉ đầy đủ

Giấc ngủ của phụ nữ sau sinh rất quan trọng. Đây là giai đoạn cơ thể thực sự có thể tự sửa chữa lấy lại năng lượng. Vì vậy, ngủ đủ giấc hàng ngày giúp phục hồi nhanh hơn sau chấn thương khi sinh nở. Trên thực tế, giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Hơn thế, nếu đang trong thời gian cho con bú, mất ngủ hay thiếu ngủ làm ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết làm giảm lượng sữa tiết ra, giảm chất lượng sữa mẹ hoặc mất sữa.

Vì vậy, hãy cố gắng nhắm mắt lại bất cứ khi nào bé ngủ. Ngoài ra, bạn phải ưu tiên sức khỏe của bản thân hơn là tiếp đón những vị khách đến thăm bạn và em bé.

8. Yêu cầu giúp đỡ khi cần

Những người mới làm mẹ thường bị choáng ngợp bởi trách nhiệm chăm sóc con mình đến nỗi họ hoàn toàn bỏ bê sức khỏe của bản thân.

Việc sinh con tiêu tốn rất nhiều sức lực của cơ thể, điều này đảm bảo rằng bạn phải mất một thời gian để hồi phục trước khi dành toàn bộ thời gian cho nhiệm vụ làm mẹ. Suy cho cùng, bản thân mẹ cần phải có sức khỏe tốt mới chăm sóc con mình đủ tốt. Vì vậy, không nên cảm thấy e ngại hay xấu hổ khi nhờ chồng, gia đình giúp đỡ những việc như vào bếp, chăm sóc con cái cho đến khi cảm thấy tốt hơn. Có được những người đáng tin cậy để nương tựa sẽ giúp bạn có được khoảng thời gian rất cần thiết để nghỉ ngơi, thư giãn.

 

29/03/2024 16:22

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

BS Nguyễn Thị Bích

Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc khiến nhiều cha mẹ lúng túng, có thể gây nhiều áp lực, nhất là với bố mẹ còn trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ đó lại là khoảng thời gian tuyệt vời để trẻ cảm nhận được hơi nước ấm trên da và gắn kết tình cảm với bố mẹ.