Đăng nhập sổ của bạn
9 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ bưởi
Vỏ bưởi đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian từ lâu đời. Tác dụng chữa bệnh của vỏ bưởi được ghi chép trong các sách thuốc cổ như tính không độc, thông lợi, trừ đờm, hòa huyết, giảm đau, tiêu phù...
Để làm thuốc, vỏ bưởi bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sao dùng. Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố Giáo sư Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi: Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho. Ngày dùng 4-12g dưới dạng sắc uống. Vỏ hạt bưởi có thể dùng lấy pectin làm thuốc cầm máu. Dịch ép múi bưởi hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, thiếu vitamin C...
- Chữa ho nhiều đờm, suyễn ở người cao tuổi: Vỏ một quả bưởi, bỏ cùi trắng bên trong (chỉ lấy phần vỏ vàng bên ngoài), thái nhỏ, cho vào liễn đựng, thêm đường hoặc mật ong lượng vừa đủ, đậy kín lại, cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút cho chín mềm; hòa thêm một chút rượu trắng vào, chia uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Hỗ trợ điều trị chứng hen suyễn: Vỏ bưởi đào 200g, bách hợp 40g, đường kính trắng 40g; sắc nhỏ lửa với nước, bỏ bã, chia thành nhiều lần uống trong ngày; uống liền trong 7-10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-5 ngày lại uống tiếp.
- Chữa bệnh đường hô hấp, giảm ho: Vỏ bưởi 6g, lá ngải cứu 6g, cam thảo 3g; sắc nước uống
- Chữa đầy bụng, ăn khó tiêu: Vỏ bưởi 12g, màng mề gà (kê nội kim) 10g, sơn tra 10g, sa nhân 6g; sắc uống trong ngày.
- Chữa hoàng đản (vàng da): Vỏ bưởi sao cháy đen, tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, uống sau bữa ăn, mỗi lần uống 6-8g.
- Chữa toàn thân phù thũng: Vỏ bưởi đào 20g, mộc thông 20g, bồ hóng 20g, diêm tiêu 12g, cỏ bấc 8g; sắc uống.
- Nôn, buồn nôn khi có thai: Vỏ bưởi 20g; sắc nước uống thay trà, uống trong ngày
- Trường hợp sản hậu phù thũng: Vỏ bưởi 20g, ích mẫu 20g; sắc uống trong ngày, uống vào lúc đói bụng.
Hoặc dùng bài: Vỏ bưởi khô, ích mẫu thảo, lượng bằng nhau; tán bột mịn, trộn đều, ngày uống 2 lần, uống vào lúc đói, mỗi lần 6-8g, dùng rượu để chiêu thuốc.
- Thuốc dùng ngoài chữa đau bụng do cảm lạnh: Đốt vỏ bưởi khô để xông hoặc cắt nhỏ dùng giấy cuốn như điếu thuốc lá, đốt lên hơ vào rốn.
29/02/2024 15:08
Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...
Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…
Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?
Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.
Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.
Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.
Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.
Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.
Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.