Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bài tập thở cơ hoành cải thiện cơ sàn chậu, ngăn ngừa són tiểu

Các vấn đề như són tiểu, tiểu không tự chủ, táo bón, đau vùng chậu không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng cơ sàn chậu.

Sàn chậu là hệ thống các cơ và mô liên kết hỗ trợ các cơ quan vùng chậu như bàng quang, ruột và cơ quan sinh dục.

Theo chuyên gia vật lý trị liệu và giáo dục thể chất Natalie Sampson, chấn thương và lão hóa có thể khiến sàn chậu bị yếu đi, dẫn đến một loạt vấn đề về sức khỏe như són tiểu, tiểu không tự chủ, táo bón, đại tiện không tự chủ, đau vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục và sa cơ quan vùng chậu.

Các bài tập Kegel là biện pháp phổ biến và thường được nhắc đến nhất khi muốn tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu. Tuy nhiên, sức khỏe sàn chậu được hỗ trợ bằng cách thở bằng cơ hoành.

1. Lợi ích của thở bằng cơ hoành đối với sức khỏe cơ sàn chậu

Cơ hoành là một cơ hình vòm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Khi hít vào sâu, phổi chứa đầy không khí và cơ hoành được đẩy xuống, nén các cơ quan trong ổ bụng, làm tăng áp lực trong ổ bụng, buộc sàn chậu phải dài ra và thư giãn khi nó cũng di chuyển xuống dưới. Hơn nữa, khi thở ra, cơ hoành sẽ di chuyển ngược lên, khiến các cơ sàn chậu co ngắn lại.

Bên cạnh đó, thở bằng cơ hoành giúp tăng lưu lượng máu đến các cơ vùng chậu, giúp chúng có khả năng duy trì độ săn chắc.

Ngoài ra, theo Đại học Y tế Michigan (Mỹ), thở bằng cơ hoành có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa do có tác dụng xoa bóp các cơ quan tiêu hóa như ruột và dạ dày, có thể làm giảm đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi và táo bón.

Vị trí cơ sàn chậu trong cơ thể.

2. Cách thực hiện tài tập thở cơ hoành cho sức khỏe sàn chậu

  • Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái nhất, thả lỏng cổ và vai.
  • Đặt một tay lên ngực. Tay còn lại đặt trên bụng.
  • Khi hít vào bằng mũi, căng ngực, phình bụng, đẩy cơ hoành xuống và cảm nhận sự nâng lên của bàn tay.
  • Khi bạn thở ra bằng miệng, hóp bụng, nâng cơ hoành lên.
  • Lặp lại trong 10 nhịp thở.
  • Bạn có thể lặp lại bài tập này với tối đa ba lượt, mỗi lần 10 nhịp thở mỗi ngày.
Thở cơ hoành tốt cho cơ sàn chậu.

3. Lưu ý khi thực hiện thở cơ hoành với sức khỏe sàn chậu

  • Tập thở ở nơi yên tĩnh, thoáng mát.
  • Nên tập thở hàng ngày để trở thành thói quen.
  • Sau khi đã tập thở cơ hoành nhuần nhuyễn, bạn có thể thực hiện ở tư thế đứng, khi đi bộ hoặc ngay cả khi làm việc nhà.
Các dấu hiệu phổ biến của rối loạn chức năng cơ sàn chậu không thể bỏ qua bao gồm đau bộ phận sinh dục (đau âm hộ, dương vật, tinh hoàn), đau trực tràng, đau xương cụt, táo bón, giao hợp đau (đau khi sinh hoạt tình dục), co thắt âm đạo, tiểu gấp và thường xuyên, tiểu không tự chủ và áp lực vùng chậu hoặc sa tử cung... cần được thăm khám để loại trừ nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

 

 

26/06/2023 18:10

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

Bảo Châu

Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Thiên Châu

Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Vân Anh

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Bảo Châu

Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

ThS. BS Lê Quang Dương

Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bs Nguyễn Cảnh

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phương Thanh

Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

ThS. BS Lê Quang Dương

Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

DS. Hoàng Vân

Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Thu Phương

Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.