Đăng nhập sổ của bạn
Bài thuốc hỗ trợ nhanh phục hồi sau mắc sốt xuất huyết
Người bệnh sau khi mắc sốt xuất huyết cần thời gian để hồi phục hoàn toàn, có khi mất cả tháng. Một số bài thuốc, thực phẩm có tác dụng bổ dưỡng giúp người bệnh rút ngắn khoảng thời gian này.
- Triệu chứng: Mệt mỏi, chân tay lạnh, chán ăn, ra mồ hôi, nước tiểu trong, tiện lỏng.
- Phép trị: Kiện tỳ, ích khí.
- Bài thuốc: Sâm linh bạch truật tán gia giảm.
Thành phần: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 04g, trần bì 08g, chỉ thực 08g, cát cánh 08g, hoài sơn 12g, nhục đậu khấu 08g, ý dĩ nhân 12g, bạch biển đậu 12g, liên nhục 12g. Sắc uống trong ngày.
Gia giảm: Có thể dùng thành phẩm"Hương sa lục quân tử hoàn"(uống 8g/lần, ngày 02 lần).
- Triệu chứng: Chán ăn, miệng khát, môi khô, táo bón, tiểu tiện ít, lưỡi thon đỏ, mạch tế sác nhược.
- Phép trị: Dưỡng âm, sinh tân.
- Bài thuốc: Ích vị thang
Thành phần: Sinh địa 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 16g, thạch hộc 12g, cát căn 12g, chỉ xác 08g, mạch nha 08g, thần khúc 08g, thần khúc 08g, ma nhân 12g, quyết minh tử 12g. Sắc uống trong ngày.
- Trà thảo dược: Một số loại trà như trà thảo quả, trà gừng, quế, bạc hà... có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn. Từ đó hỗ trợ cơ thể nghỉ ngơi, nhanh hồi phục sau khi mắc sốt xuất huyết.
- Nước dừa: Đây là loại nước cung cấp các khoáng chất và muối cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp duy trì chất điện giải, ngăn ngừa mất nước do sốt cao và giảm suy nhược cơ thể.
Nước dừa tốt cho giai đoạn hồi phục sau khi mắc sốt xuất huyết. Các trường hợp đặc biệt như suy thận, huyết áp thấp, mắc đái tháo đường... cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi uống nước dừa.
Ngoài ra, nước trái cây cũng là lựa chọn tốt giúp người mắc bệnh sốt xuất huyết nhanh hồi phục. Nên lựa chọn nước trái cây giàu vitamin C như nước cam, quýt, kiwi...
- Thức ăn mềm: Như cháo gà, cháo thịt, súp gà... dễ tiêu, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp người bệnh sau mắc sốt xuất huyết nhanh hồi phục.
- Những thực phẩm cần kiêng kỵ: Với người bệnh sau mắc sốt xuất huyết, cơ thể còn mệt mỏi, sức đề kháng kém không nên sử dụng các thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, rượu, cà phê, thuốc lá...
11/08/2023 14:38
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.