Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bài thuốc từ xạ can chữa viêm họng, ho nhiều đờm

Xạ can là vị thuốc được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, đã được sử dụng trong Đông y từ 2000 năm trước, có công dụng chữa viêm họng, viêm amiđan, ho nhiều đờm…

1. Đặc điểm và công dụng của xạ can

Xạ can còn có tên là rẻ quạt, thuộc họ lá đơn, là cây thảo sống nhiều năm, cao 0,5-1m. Thân rễ, mọc bò, phân nhánh nhiều. Thân ngắn bao bọc bởi những bẹ lá. Lá hình dải, dài 30cm, rộng 2cm, gốc ốp lên nhau, đầu nhọn, gân song song, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu; Toàn bộ các lá xếp thành một mặt phẳng và xòe ra như cái quạt.

Cụm hoa phân nhánh, dài 30- 40cm. Lá bắc dạng vảy, hoa có cuống dài, xếp trên nhánh như những tán đơn, màu vàng cam điểm những đốm tía, đài có răng nhỏ hình mũi mác. Tràng có cánh rộng và dài hơn lá đài, nhị 3, đính ở gốc cánh hoa. Quả nang hình trứng, hạt nhiều, màu đen bóng. Mùa hoa quả vào tháng 7-10. Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng, ưa nắng nên trồng ở các tỉnh phía Nam có tỷ lệ hoa quả cao.

Bộ phận dùng làm thuốc là thân, rễ.

Cây và vị thuốc xạ can chữa viêm họng.

Theo Đông y: Xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh Túc quyết âm Can và Thủ thái âm Phế. Có tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm; dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng.

Trong Đông y xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng. Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú do tắc tia sữa, kinh nguyệt đau đớn, làm thuốc lọc máu; có nơi còn dùng chữa rắn cắn: nhai nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.

Trong dân gian, thường dùng thân, rễ xạ can tươi, rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với mấy hạt muối, lọc lấy nước ngậm hoặc nuốt dần để chữa ho, viêm họng, sưng amiđan. Bã hơ nóng, đắp vào cổ.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được dùng.

2. Bài thuốc từ xạ can chữa viêm họng:

2.1. Chữa viêm họng

Bài 1: Xạ can 9g, kinh giới 16g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g , bạc hà 8g, cỏ nhọ nồi 8g, tang bạch bì 8g, sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Xạ can 6g, sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 16g; mạch môn, tang bạch bì, cam thảo nam, kê huyết đằng, thạch hộc, mỗi vị 12g; Tằm vôi 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Bột rễ và lá xạ can, bột cát cánh 0,01g, bột trần bì 0,01g, tá dược vừa đủ cho một viên (mỗi viên có 0,08g). Mỗi ngày dùng 10 viên, chia làm 3 lần ngậm.

2.2. Chữa viêm họng, ho có đờm

Bài 1: Xạ can 6g, sâm đại hành 15g, mạch môn 15g, cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Xạ can 8g, cam thảo dây hoặc mạch môn 10g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Xạ can 8g, sài đất 10g, đậu chiều (sao vàng) 8g, cam thảo dây tươi 6g. Sắc uống ngày một thang.

Cam thảo, vị thuốc chữa viêm họng.

2.3. Chữa ho

- Thành phần: Cao xạ can tỉ lệ 2/1 (15ml), cao hương nhu tỷ lệ 2/1 (20ml), cao cam thảo 2/1 (10ml), sirô đơn vừa đủ cho 100ml.

Người lớn: Mỗi lần uống 2 thìa canh, ngày 2 lần. Trẻ em: Mỗi lần 2 thìa cà phê, ngày 2 lần.

2.4. Trị viêm họng cấp và mạn tính (dùng dưới dạng viên nén và sirô)

Mỗi viên nén chứa lượng cao tương đương 0,2g xạ can và 0,5g huyền sâm. Sirô chứa 8g xạ can và 20g huyền sâm trong 1

Người lớn: Mỗi ngày uống hay ngậm 8-15 viên, chia 3 lần.

Trẻ em: Uống sirô mỗi ngày 2-3 thìa cà phê, chia 3 lần.

2.5. Chữa viêm amiđan cấp tính

Bài 1: Xạ can 6g, kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh, mỗi vị 16g; huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn, mỗi vị 12g; bạc hà, ngưu bàng tử, mỗi vị 8g; cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Xạ can 8g; kim ngân hoa, thạch cao, mỗi vị 20g; huyền sâm, sinh địa, cam thảo nam, mỗi vị 16g; hoàng liên, hoàng bá, tang bạch bì, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

2.6. Chữa viêm amiđan mạn tính

Bài 1: Xạ can 8g, huyền sâm 16g; sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất, mỗi vị 12g; thăng ma 6g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Xạ can 8g; sa sâm, mạch môn, huyền sâm, tang bạch bì, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

2.7. Hỗ trợ chữa hen phế quản thể hàn

Thành phần: Xạ can, tô tử, ma hoàng, bán hạ chế, hạnh nhân, bách bộ, thảo quả, mỗi vị 10g; cam thảo, quế chi, bồ kết, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

2.8 Hỗ trợ chữa viêm khí quản mạn tính, ho hen, suyễn thở

Thành phần: Xạ can 6g, ma hoàng 3g, tử uyển 9g, bán hạ chế 9g, khoản đông hoa 6g, gừng tươi 3g, tế tân 1,5g, ngũ vị tử 1,5g. Sắc uống ngày một thang.

 

24/02/2023 14:34

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.