Đăng nhập sổ của bạn
Bệnh bạch hầu có gì khác với bệnh viêm họng, viêm amidan?
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Theo Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
+ Viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.
+ Khám thấy có giả mạc. Cần phân biệt tính chất của giả mạc bạch hầu với giả mạc mủ. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc mầu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Cho giả mạc vào cốc nước dù có khuấy mạnh cũng không tan. Còn giả mạc mủ thì sẽ bị hòa tan hoàn toàn trong cốc nước. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.
+ Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% - 10%.
Bệnh bạch hầu tuy có biểu hiện sốt nhưng thường sốt không cao, song điều này cũng dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với các bệnh khác, dễ có tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng chỉ cần trẻ hạ sốt là sẽ không sao.Do đó cần lưu ý phân biệt với bệnh viêm họng có giả mạc mủ khác hoặc viêm amydan có hốc mủ.
Như đã nói, triệu chứng của bệnh bạch hầu khá giống với bệnh viêm họng, viêm amidan thông thường nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến việc phát hiện muộn, gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tỉ lệ tử vong ở bệnh bạch hầu không được điều trị kịp thời là tương đối cao.
Ở thể tối cấp, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24-48 tiếng. Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh bạch hầu điều trị không quá khó, nhưng quan trọng là người dân cần chú ý các dấu hiệu sớm của bệnh để đi khám và điều trị kịp thời.
Phân biệt Bệnh bạch hầu với bệnh viêm họng, viêm amidan
Bệnh bạch hầuBệnh viêm họng, viêm amidan...- Sốt không cao.- Đặc biệt có biểu hiện nhiễm độc, da tái xanh, trẻ mệt mỏi, li bì, quấy khóc, biếng ăn.- Ho có tiếng ông ổng, kèm theo khó thở, khàn tiếng- Giả mạc ở vùng hầu họng lúc đầu có màu trắng ngà, sau đó có màu vàng nhạt, rất dai, khó bóc tách. Nếu cố tình lấy giả mạc ra sẽ gây chảy máu...- Có sốt, sốt cao- Đau rát họng, khó nuốt- Có giả mạc ở vùng hầu họng, rất dễ lấy ra, không chảy máu.- Tổn thương do vi khuẩn khác gây ra thì thường có mủ ở họng...- Tổn thương do vi khuẩn khác gây ra thì thường có mủ ở họng... |
Để phòng chống bệnh bạch hầu biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh
Các bà mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng vaccine cho trẻ:
– Mũi 1: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib (phòng bệnh bạch hầu-ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não mủ do hib) khi trẻ 2 tháng tuổi.
– Mũi 2: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib khi trẻ 3 tháng tuổi.
– Mũi 3: Tiêm vaccine DPT-VGB-Hib khi trẻ 4 tháng tuổi.
– Mũi 4: vaccine DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ 18 tháng tuổi.
Ngoài ra còn có thêm các biện pháp khác như:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
- Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
18/12/2023 09:17
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.