Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Biến chứng nguy hiểm hàng đầu khi mắc bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi.

Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

TS. Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi Và Thị M (12 tuổi ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang với chẩn đoán viêm cơ tim cấp. Bệnh nhân là một trong số những ca bệnh nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu tại ổ dịch đã có ca bệnh xác định tại huyện Mèo Vạc".

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Giang về kết quả kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh bạch hầu tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, sau ca bệnh nghi ngờ đầu tiên xuất hiện từ ngày 21/8/2023 cho đến nay đã ghi nhận 32 ca.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ được tiếp nhận tại Khoa Cấp cứu và chống độc. Tình trạng lúc nhập viện: trẻ tự thở, SpO2 97%, không sốt (nhiệt độ 36,8 độ C), tim đều, mạch nhỏ, bắt yếu, kết quả xét nghiệm từ tuyến dưới có Troponin T/I là 17.263 và Pro BNP 876.

Trẻ được chẩn đoán theo dõi viêm cơ tim cấp/nghi ngờ bạch hầu. Trẻ có các biểu hiện của tổn thương tim trên điện tâm đồ và siêu âm: ngoại tâm thu thất, block nhĩ thất cấp I, tăng gánh thất trái, bất thường vận động thành sau, chưa ảnh hưởng đến chức năng co bóp và huyết động.

"Các bác sĩ đã cách ly bệnh nhân M. Bệnh nhận được thở oxy mask 5 lít/phút, hỗ trợ vận mạch, kháng sinh, bù dịch, lợi tiểu, chăm sóc cấp 1 và làm thêm một số xét nghiệm để khẳng định căn nguyên và tiên lượng của bệnh; hội chẩn các chuyên khoa tim mạch, nhịp để theo dõi và điều trị tích cực cho người bệnh", TS. Lâm cho biết thêm.

Nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh bạch hầu

Theo các bác sĩ, tác nhân gây bệnh bạch hầu là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn bạch hầu có 3 type là Gravis, Mitis và Intermedius. Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.

Bệnh khởi phát cấp tính và các đặc điểm chính là đau họng, sốt và sưng hạch ở cổ. Độc tố bạch hầu làm cho màng mô chết đi và tích tụ trên cổ họng và amidan, khiến việc thở và nuốt trở nên khó khăn.

Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh,hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng.

Ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên chủ yếu xảy ra ở trẻ em và vẫn có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như:

  • Chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.
  • Sống trong điều kiện đông, mất vệ sinh.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi do chưa đủ miễn dịch.
  • Những người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính.

Dấu hiệu tự nhận biết khi bị bệnh bạch hầu

Có rất nhiều triệu chứng sau khi bị phơi nhiễm, và các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh. Đó là:

  • Bệnh nhân bị đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh.
  • Bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu.
  • Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn. Sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Thường thể bệnh này các độc tố ngấm vào máu nhiều và có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân.
  • Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Theo TS. Lâm, khi bị bạch hầu, nếu bệnh nhi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận. Những trường hợp nhiễm độc nặng, bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê.

Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong thường rất cao. Các triệu chứng của viêm cơ tim cấp thường không điển hình:

  • Trẻ mệt mỏi.
  • Sốt, đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Sổ mũi, buồn nôn và nôn.
  • Nặng hơn: Thở nhanh, đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, môi và da tái nhợt..
  • Các triệu chứng khác kết hợp với nhiễm siêu vi như nhức đầu, đau nhức, đau khớp, sốt, viêm loét họng hoặc tiêu chảy.

Viêm cơ tim có thể đi kèm với viêm màng bao tim, tràn dịch màng bao tim. Viêm màng bao tim thường gây đau nhói ở giữa ngực.

Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và sẽ hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì những biến chứng khác.

Biến chứng liệt màn khẩu cái (màn hầu) là một biến chứng khác có thể gặp ở bệnh bạch hầu, thường xuất hiện vào tuần 3 của bệnh. Liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt cơ chi và cơ hoành có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh.

Chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Phòng ngừa bệnh bạch hầu như nào?

Tỷ lệ tử vong của bệnh thường rơi vào khoảng 5% – 10% và có thể tăng cao lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

Hiện đã có vaccine phòng ngừa bệnh, tuy nhiên, TS. Nguyễn Văn Lâm khuyến cáo, để không mắc bạch hầu và tránh lây lan thành dịch, chúng ta cần thực hiện:

  • Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng.
  • Đeo khẩu trang, khi ho hoặc hắt hơi che miệng
  • Giữ vệ sinh mũi, họng hàng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Nhà, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • Chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

 

 

07/09/2023 14:29

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.