Đăng nhập sổ của bạn
Các biện pháp điều trị viêm amidan cho trẻ
Viêm amidan tuy đơn giản, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm...
Amidan là tổ chức lympho nằm bên trong họng, gồm có: Amidan khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòm, amidan vòi, tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng gọi là vòng Waldeyer. Trong đó amidan khẩu cái lớn nhất, nằm ở hai bên thành họng và cũng là amidan hay bị viêm nhất.
Amidan đảm nhiệm vai trò quan trọng đó là bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ. Đồng thời amidan còn tiết ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự nhiễm trùng.
Mặc dù có vai trò miễn dịch nhưng nếu số lượng vi khuẩn, virus quá nhiều hoặc miễn dịch cơ thể yếu, amidan không thể chống lại được cũng trở thành cơ quan bị tấn công và viêm nhiễm. Khi đó, các ổ viêm sẽ phát triển tại amidan và gây viêm vùng họng, lan dần sang các cơ quan bên cạnh.
Trẻ nhỏ là đối tượng thường mắc viêm amidan nhất do hệ miễn dịch của trẻ yếu, khả năng chống lại virus, vi khuẩn kém. Hoạt động miễn dịch của amidan hoạt động mạnh nhất ở trẻ từ 4 - 10 tuổi, sau đó khả năng miễn dịch yếu dần là lúc amidan dễ bị viêm nhiễm nếu tiếp xúc thường xuyên với tác nhân gây bệnh.
Trẻ em khi bị viêm amidan thường có biểu hiện amidan sưng to và đỏ, hạch bạch huyết nổi lên khiến cho cơ thể phản ứng lại. Trẻ bệnh có thể có các cơn sốt nhẹ, sốt cao hoặc thậm chí không sốt.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà viêm amidan được chia làm 02 loại:
<a class="link-inline-content" href="javascript:;" imsseosuggestitemineditor1687444604346"="" title="<i><span id=">Viêm amidan cấp tính: Trẻ phát sốt đột ngột đến 38 – 39 độ C, thậm chí lên 39,5 độ C kèm theo bị rét run người, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn hoặc bỏ bú, khô miệng, khô da, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, đi ngoài táo bón, nóng rát họng, đau họng, đau tai, nuốt nghẹn, viêm mũi, chảy nước mũi, ho có đờm, thở khò khè, ngủ ngáy....
Viêm amidan mạn tính: Trẻ chỉ bị sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng hay bị sốt vặt, người ngây ngây, nhất là vào buổi chiều. Thể trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, nuốt khó khăn, ho từng cơn kéo dài, nhất là vào buổi sáng mới thức dậy, đau rát họng, thở khò khè, ngủ ngáy to, thậm chí trẻ không kiểm soát được việc thở khi đang ngủ, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để hạ sốt và giảm các triệu chứng:
- Chườm: Dùng khăn sạch nhúng vào nước, vắt ráo để lau người cho trẻ thường xuyên. Mặt khác, dùng thêm khăn ấm chườm lên trán, cổ và hai bên nách để hạ sốt.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi cao, có độ mát, rộng rãi để cơ thể dễ tỏa nhiệt và thoải mái khi nằm nghỉ ngơi.
- Bổ sung đủ nước và bồi bổ cơ thể bằng cách cho trẻ dung nạp các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin C...
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân lạnh như điều hòa nhiệt độ.
- Súc miệng với nước muối: Thực hiện súc miệng ở tư thế ngửa mặt lên, đầu ngửa về phía sau, khò nhẹ để nước muối tiếp xúc với cổ họng và amidan, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Cha mẹ nên hướng dẫn và theo dõi quá trình súc miệng của trẻ để tránh trường hợp trẻ bị sặc.
- Giảm ho với mật ong và chanh tươi: Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ trung, nhuận phế, giải độc, thông tiện, trị ho khan ít đờm, viêm khô khí quản. Chanh tươi chứa nhiều vitamin và acid citric có tác dụng giảm đau rát họng, làm sạch cổ họng.
Chuẩn bị 1/2 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng mật ong nguyên chất, 5 thìa nước đun sôi để nguội. Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị với nhau để uống. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Thuốc giảm đau hạ sốt:
Có thể dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C. Loại phổ biến là paracetamol. Uống cách ít nhất 4 - 6 giờ. Với trẻ em 10 – 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em < 10 tuổi, liều dùng cần được tính toán thận trọng và chỉ sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh:
Nếu xác định nguyên nhân viêm do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Bệnh nhân cần uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn. Loại thường dùng là cephalosporin, penicillin... Ở những bệnh nhân bị dị ứng với các thuốc trên có thể dùng azithromycin.
Tuy nhiên, khi dùng một số người có thể gặp tác dụng phụ của thuốc như: Nổi mề đay, phát ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke, rối loạn tiêu hoá...
Thuốc giảm phù nề
Thuốc được sử dụng khi amidan của trẻ sưng to gây cản trở ăn uống và nói. Thường dùng alpha chymotrypsin ngậm dưới lưỡi có thể giảm viêm và chống phù nề hiệu quả.
Ngoài ra có thể dùng thuốc chống viêm corticoid, thuốc giảm ho, thuốc kháng histamin… Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng vì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Có thể phòng ngừa mắc viêm amidan bằng cách:
27/06/2023 10:04
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.