Đăng nhập sổ của bạn
Các loại thuốc thiết yếu cho bé cần có trong tủ thuốc gia đình
Bạn sẽ làm gì cho bé khi nửa đêm bé bỗng sốt cao? Bạn có thể làm gì cho bé ngay khi bé bị bỏng? Hay bé bị nổi mẩn ngứa…? Tủ thuốc gia đình sẽ giúp bạn.
Bạn cần sắm những thứ sau đây:
Nhiệt kế
Nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử (đều có thể được)), để đo thân nhiệt cho bé nếu bạn thấy bé nóng, chắc chắn rằng bạn biết cách dùng chúng chứ? Hãy đọc hướng dẫn sử dụng trước để sẵn sàng khi cần.
Thuốc hạ sốt
Bạn nên trang bị 2 loại, thuốc uống dạng gói (viên) uống và viên đặt hậu môn. Viên đặt hậu môn giúp bé hạ sốt khi bé không uống được (khó uống thuốc, bị ói) hoặc bé đang ngủ mà bạn không muốn đánh thức bé dậy. Nhược điểm của viên đặt hậu môn là không dùng được khi bé bị tiêu chảy.
Thuốc hạ sốt các bạn cần mua là paracetamol. Gói có nhiều dạng efferagal, hapacol, cobifen… viên đặt efferagal, với các hàm lượng 80mg, 120mg, 150mg, 250mg, 300mg, 325mg, 500mg.
Cách dùng: Mỗi khi bé sốt trên 38.5 độ C trở lên và có mệt, hãy cho bé uống 1 gói hoặc đặt hậu 1 viên với liều 15mg/kg/ lần, cứ 4 tiếng 1 lần nếu bé còn sốt mệt.
Chai xịt bỏng panthenol
Xịt ngay vào vết bỏng, phủ kín toàn bộ vết thương, nếu trẻ bị bỏng nhiệt: nước nóng, bỏng bô xe…
Thuốc chống dị ứng
- Chlopheniramin 4mg (hay gọi là viên móc dù) dùng khi bé bị nổi mẩn ngứa, mề đay.
+ Trẻ dưới 2 tuổi: Lấy cân nặng của bé nhân với 0.35, kết quả là số mg thuốc bạn cho bé uống mỗi ngày, chia ra 2-3 lần. Ví dụ: bé nặng 9kg, thì một ngày bạn cho bé uống 9×0.35 = 3mg tức là gần 1 viên. Bạn có thể cho mỗi lần 1/3 đến 1/2 viên, ngày 2 lần.
+ Trẻ 2-6 tuổi: Mỗi lần uống ½ viên, ngày 2 -3 lần.
Cần lưu ý thuốc này có thể làm cho trẻ buồn ngủ, có thể dùng cho các bé bị sổ mũi.
- Thuốc thoa: Trang bị một tuyp eumovate để thoa lên những mảng ngứa của trẻ, mảng ngứa sẽ nhanh chóng lặn mất và đỡ ngứa.
Gói hoặc viên oresol
Nên chọn loại gói áp lực thẩm thấu thấp. Một gói pha trong 200ml nước sôi nguội, viên pha trong 100 ml (pha theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm), dùng khi bé bị tiêu chảy, nôn ói nhằm bù nước, điện giải cho bé.
Các loại thuốc cần thiết khác
- Thuốc thoa loét miệng, lưỡi: kamistad gel, zytee, orraspate…
- Nước muối sinh lý 0.9%, bông, gạc, thuốc sát trùng polividin 10% dùng khi trẻ bị vết thương, chảy máu.
- Siro ho: Trang bị một ít siro ho thảo dược, ho astek, ích nhi… dùng khi trẻ mới ho, ho ít thúng thắng…
- Men vi sinh: Enterogeminal, antibio,… dùng khi bé có rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Thuốc chống ói: Nếu trẻ chỉ ói nhẹ và vẫn trung tiện, đi cầu được bạn có cho bé uống siro motilium liều 0.4ml/kg/lần trước khi ăn 30 phút. Nếu ói nặng cần đưa đi bệnh viện.
- Nếu trẻ bị tiêu chảy, hidrasec sẽ giúp giảm bớt lượng nước trong phân, bạn có thể trang bị vài gói trong tủ thuốc này. Dù là tiêu chảy do nguyên nhân gì, uống thuốc này cũng không gây hại. Thuốc có gói 10mg, 30mg. Bạn cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 1,5mg/ kg. Trẻ 10kg thì dùng nửa gói 30mg/1 lần.
- Đối với những trẻ có bệnh hen (suyễn) thì các bạn cần trang bị lọ xịt định liều ventolin inhaler. Với trẻ nhỏ, thuốc này dùng kèm với dụng cụ babyhaler, trẻ lớn có thể xịt trực tiếp…
- Và cuối cùng, quan trong nhất, ngay mặt trước tủ thuốc bạn cần dán số điện thoại của một bác sĩ nhi thân quen với gia đình, người mà có thể sẵn sàng nói chuyện với bạn trong mọi hoàn cảnh.
Lưu ý: tủ thuốc cần khóa kỹ, để xa tầm với của trẻ. Hãy để các món trên ở riêng từng ô, có ghi tên và cách dùng lên mặt tủ, để tiện khi sử dụng.
29/04/2022 15:06
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.