Đăng nhập sổ của bạn
Cách dưỡng sinh đẩy lùi bệnh tật trong mùa đông
Có thể nhiều người cho rằng lối sống dưỡng sinh cầu kỳ, không phù hợp với cuộc sống bận rộn, nhiều lo toan. Nhưng thực tế dưỡng sinh trong mọi lĩnh vực đều không đòi hỏi sự cầu toàn mà lại rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được.
Mùa Đông, dương khí của trời đất suy yếu, vạn vật tàng ẩn. Nhiều loài động - thực vật gần như trong trạng thái ngủ đông, chuẩn bị cho mùa xuân sinh sôi phát triển. Cho nên dưỡng sinh trong mùa đông thì cần phải chống lạnh, tàng tinh, dưỡng âm. Nghỉ ngơi phải điều độ, vận động không được ra nhiều mồ hôi, việc phòng thất phải hợp lý, không được quá độ...
Dưới đây là "Lối sống dưỡng sinh trong mùa đông" sẽ giúp các bạn nâng cao và giữ sức khoẻ tốt trong những ngày cuối năm này.
Duy trì uống đủ nước
Mùa đông lượng nước cơ thể bài tiết qua đường mồ hôi và nước tiểu giảm, nhưng các tế bào nuôi dưỡng đại não và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường, cơ thể vẫn cần được cung cấp một lượng nước cần thiết để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất. Vì vậy, hàng ngày nên cung cấp khoảng 1,5 đến 2 lít nước cho cơ thể.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Dưỡng sinh trong mùa đông coi trọng bồi bổ cơ thể một cách khoa học. Người dương khí hư thì phải chọn ăn nhiều đạm, thịt động vật như thịt bò, thịt gà, thịt dê...
Người khí và huyết đều hư có thể ăn thịt ngan, thịt vịt, thịt gà đen... Không nên ăn uống các loại đồ sống, đồ lạnh mà gây tổn hại dương khí của cơ thể.
Buổi sáng ăn cháo nóng, buổi tối ăn ít lại là phương pháp tốt nhất để bảo vệ dạ dày. Các loại cháo như cháo nếp táo đỏ, cháo bát bảo, cháo hạt kê là thích hợp nhất.
Cũng có thể ăn cháo long nhãn để dưỡng tâm an thần, cháo hoa cúc giúp sáng mắt, giải nhiệt, cháo cá diếc dưỡng dạ dày, cháo phục linh dưỡng tỳ tạng, cháo vừng ích tinh dưỡng âm, cháo hạt óc chó dưỡng âm cố tinh, cháo táo đỏ ích khí dưỡng âm, cháo ngân nhĩ dưỡng phổi, cháo củ cải giúp tiêu đờm...
Tuy nhiên, ăn uống trong mùa đông cũng tùy vào từng người có cơ địa, thói quen và liều lượng mà sử dụng điều độ, tránh lạm dụng quá nhiều thức ăn uống không hợp lý sẽ có hại cho sức khỏe.
Về vấn đề dùng thuốc bổ cũng cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, mỗi trường hợp cụ thể, mỗi cơ địa từng người sẽ có một phương pháp dùng thuốc riêng.
2. Dưỡng sinh trong vận động, tập luyện
Mùa đông nên tập luyện vừa phải để cơ thể ra ít mồ hôi, như thế mới có thể tăng cường sức khỏe. Rèn luyện sức khỏe nên kết hợp cả động và tĩnh, chạy hoặc tập các bài thể dục đến khi ra ít mồi hôi là được, nếu ra nhiều mồ hôi sẽ làm tổn thương khí trong cơ thể, như vậy sẽ trái với nguyên tắc dưỡng sinh "Thu Đông dưỡng âm".
Mùa đông trời lạnh, các bệnh mạn tính dễ tái phát hoặc nặng hơn, nên lưu ý chống lạnh giữ ấm, nhất là đề phòng sự kích thích của thời tiết gió to và không khí lạnh lên cơ thể.
Ngoài ra, nên coi trọng việc rèn luyện sức khỏe, nhằm nâng cao khả năng chống rét và nâng sức đề kháng của cơ thể, đề phòng mắ́c các bệnh đường hô hấp, bệnh cơ xương khớp…
3. Dưỡng sinh về ngủ nghỉ, giữ ấm
Ngủ sớm có tác dụng dưỡng dương khí, dậy muộn giúp củng cố âm tinh cho cơ thể. Do đó, dưỡng sinh trong mùa đông cần đảm bảo có một giấc ngủ đầy đủ, điều này có lợi cho dự trữ năng lượng cần thiết cho cơ thể trong mùa đông.
Trong mùa đông, mức độ ô nhiễm không khí trong phòng cao hơn bên ngoài, nên lưu ý thường xuyên mở cửa sổ để không khí được lưu thông, làm sạch không khí trong phòng, giúp tinh thần tỉnh táo. Tuy nhiên, cần tránh gió lạnh lùa vào phòng và nên mặc quần áo đủ dày, đủ ấm để tránh cảm lạnh bảo vệ sức khỏe.
Trong mùa đông, giữ cho đôi chân khoẻ mạnh chính là cách để giữ gìn sức khoẻ. Kiên trì ngâm chân nước ấm mỗi ngày, tốt nhất là kết hợp massage các huyệt vị trên hai bàn chân. Mỗi ngày nên kiên trì đi bộ ít nhất 30 phút. Buổi sáng và buổi tối kiên trì massage lòng bàn chân để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Mùa đông thời tiết giá lạnh, dễ khiến tâm trạng chùng xuống. Cách tốt nhất là chọn một số hoạt động thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như chạy bộ chậm, khiêu vũ, đánh bóng chuyền, đánh cầu lông…
Những hoạt động này chính là liều thuốc tốt nhất giải tỏa buồn phiền, giúp ta lấy lại tinh thần sảng khoái cho những ngày kế tiếp.
29/11/2023 11:12
Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...
Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…
Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?
Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.
Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.
Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.
Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.
Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.
Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.