Đăng nhập sổ của bạn
Cách phòng và chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh được đặc trưng, như tên gọi, bởi các sẩn da dạng bóng nước ở tay, chân, mông, gối, khuỷu tay và những vết loét ở miệng.
Bệnh chân tay miệng từ đâu đến?
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một nhóm virus có tên là enterovirus, nhóm này có nhiều chủng nhỏ khác nhau. Coxsakievirus A16 là virus gây bệnh phổ biến nhất, bệnh với virus này thường nhẹ, tự hết và ít biến chứng. Đa số các trường hợp bị tay chân miệng phục hồi hoàn toàn trong khoảng 10 ngày, không xảy biến chứng. Mất nước là biến chứng phổ biến nhất của tay chân miệng nếu do Coxsackievirus, khiến trẻ bị lở loét ở miệng gây đau và không chịu ăn uống gì. Còn ở tay, chân khi các bóng nước bị vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ thì rất có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ và làm cho bệnh phức tạp thêm.
Còn khi nhiễm Enterovirus, đặc biệt là Enterovirus 71, là loại thường có liên quan đến những biến chứng nguy hiểm. Mặc dù số ca chân tay miệng do virus này gây ra không nhiều, nhưng khi nhiễm Enterovirus 71 có khả năng gây tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện một bệnh viêm màng não điển hình với biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn ồ ạt... và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, miệng, nước miếng, dịch từ các bóng nước và phân của người bệnh. Người bị bệnh thường dễ lây cho người khác nhất trong tuần đầu tiên của bệnh. Bệnh không truyền qua người từ nguồn súc vật hoặc thú nuôi trong nhà.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh tay chân miệng đa số xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ càng dễ có triệu chứng nặng hơn. Đa số người lớn đã có miễn dịch đầy đủ nên ít bị bệnh hơn, nhưng cũng có những ca tay chân miệng được báo cáo ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành.
Thông thường, thời gian ủ bệnh là 3-7 ngày. Khi phát bệnh, sốt là triệu chứng thường gặp đầu tiên và trẻ thường chỉ sốt trong 1-2 ngày đầu. Khi đó, trẻ cũng có những dấu hiệu rất chung chung, không đặc hiệu, như kém ăn, mệt mỏi và thường than đau họng (nếu trẻ đã biết nói) , nhưng chưa có loét.1-2 ngày sau sốt, trẻ bắt đầu có những vết chấm đỏ trong miệng, dần phát triển thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét. Những vết loét này thường xuất hiện ở lưỡi, lợi và vòm hầu, họng, mặt trong má.
Sẩn da cũng xuất hiện trong thời gian này, với những chấm đỏ, phẳng hoặc gồ lên, và nhiều khi phát triển thành bóng nước, thường phân bố ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, vùng khủy tay và đầu gối.
Giai đoạn vỡ bóng nước là nghiêm trọng nhất. Các bọng nước ở miệng vỡ ra và gây loét làm cho trẻ rất đau đớn. Lúc này phụ phải hết sức kiên trì và bình tĩnh khi trẻ biếng ăn hoặc sợ không dám ăn.
Một số ít trường hợp, khi trẻ bị biến chứng nặng, sẽ có những dấu hiệu thần kinh và hệ thống. Đây là những trẻ cần được theo dõi sát và được quyết định điều trị chuyên biệt kịp thời. Những dấu hiệu quan trọng mà người trông trẻ cần nhận biết để cho trẻ đến khám ngay, bao gồm: Sốt từ 39 độ C trở lên, hoặc sốt trên 2 ngày, ói nhiều, lừ đừ, thở nhanh thở khó, 1uấy khóc, bứt rứt, giật mình hốt hoảng nhiều lần, run giật cơ, mất thăng bằng khi đứng...
Điều trị bệnh thế nào?
Như đã nêu ở trên, đây là một bệnh do virus và thường tự hết, nên đa số các trẻ chỉ cần điều trị hỗ trợ trong thời gian bệnh để chờ tự hết. Khi trẻ bị viêm loét miệng lưỡi rất đau, vì vậy trẻ rất quấy khóc và không chịu ăn uống gì, do đó dễ bị mất nước, hạ đường huyết. Những trẻ này cần được cho giảm đau và khuyến khích ăn uống chậm, chia thành nhiều bữa thật nhỏ. thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt và cho uống nhiều nước. Nhiều trẻ sẽ chấp nhận đồ lạnh hơn vì có thể làm giảm đau ở vết loét. Không cần tránh các thức ăn, thức uống lạnh, như nước đá, kem, yaourt…, mà ngược lại, có thể thử cho trẻ những thức này, để xem trẻ có dễ chịu hơn phần nào hay không.
Đối với những trường hợp nghi ngờ bị biến chứng thần kinh, hoặc có những dấu hiệu, tiêu chuẩn, nghi ngờ khả năng hoặc nguy cơ bị biến chứng thần kinh cao, các bác sĩ sẽ quyết định cho trẻ nhập viện để bắt đầu điều trị chuyên biệt, hoặc để có thể theo dõi sát các dấu hiệu nặng nhằm can thiệp kịp thời. Vì khi trẻ bị biến chứng thần kinh, bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và rất trầm trọng. Nếu phát hiện trễ, qua “thời điểm vàng”, các can thiệp chuyên sâu sẽ không được hữu hiệu nữa, hệ quảđiều trị bệnh sẽ không được tối ưu.
Bệnh có thể phòng ngừa được không?
Như trên đã trình bày, bệnh do khá nhiều chủng virus gây ra, do đó khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì sẽ được miễn dịch với chủng virus đó và vẫn có khả năng mắc bệnh do chủng virus khác. Cũng vì do virus nên cho đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, cũng như chưa có vaccine nào để phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ bị nhiễm bệnh có thể được giảm đi nếu chúng ta thực hiện những phương pháp vệ sinh tốt, như:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi chạm vào những vết loét, bóng nước của người bị bệnh.Trước khi sửa soạn thức ăn, trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn hoặc chăm sóc trẻ và sau khi sử dụng toilet và sau khi thay tã cho trẻ... thì cần rửa sạch tay bằng xà phòng.
Lau sạch bề mặt và đồ chơi có thể bị nhiễm mầm bệnh bằng xà phòng và nước trước, sau đó tiệt trùng bằng nước tẩy rửa chứa chlor (chlorine) pha loãng.
Tránh tiếp xúc gần, như ôm hôn, dùng chung muỗng nĩa, chén, với người bệnh.
Không cho trẻ đi học, hoặc đến các nơi vui chơi, tập trung của các trẻ nhỏ (công viên vui chơi, nhà banh, hồ bơi…) cho đến khi trẻ hết bệnh hoàn toàn (thường sau 7-10 ngày sau khi khởi bệnh).
Dạy trẻ che miệng, mũi khi ho hoặc hắt xì hơi.
Bỏ các tã bẩn, giấy chùi, khăn ướt khi chăm sóc trẻ bệnh vào thùng rác và đậy lại kỹ càng.
Giữ sạch nhà cửa, trường học, hoặc trường mẫu giáo.
BS Đào Trường Giang
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
30/03/2022 14:48
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.