Đăng nhập sổ của bạn
Cần làm gì để phòng bệnh sâu răng ở trẻ em?
Trẻ em ở giai đoạn răng sữa, nhiều cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến tình trạng sâu răng ở trẻ. Vì thế, gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng, do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.
Sâu răng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê của BV Răng Hàm Mặt Trung ương, số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có đến 80% trẻ từ 4 – 8 tuổi bị sâu răng, 91% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách. Nguyên nhân gây sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố bao gồm vi khuẩn, thói quen ăn vặt, sử dụng thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường và thói quen vệ sinh răng miệng không tốt.
Thực tế cho thấy nhiều cha mẹ cho rằng trẻ sâu răng ở giai đoạn này là không đáng lo. Điều này hoàn toàn sai lầm. Răng sữa bị sâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của trẻ. Sâu răng và mất răng sữa sớm gây ảnh hưởng tâm lý của trẻ và ảnh hưởng đến bộ răng vĩnh viễn sau này.
Bởi vì răng sữa bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 5 – 7 tháng tuổi và những răng hàm sữa cuối cùng được thay thế khi trẻ 11 – 12 tuổi. Răng sữa có chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn và kích thích sự phát triển của xương hàm.
Biểu hiện và triệu chứng của sâu răng tùy thuộc vào mức độ và vị trí sâu. Khi sâu răng mới khởi phát trẻ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi sâu răng tiến triển nặng hơn có thể gặp các biểu hiện như:
- Cha mẹ nếu giúp trẻ vệ sinh răng có thể sẽ phát hiện răng đổi màu ở một vài vùng, vài điểm trên mặt nhai hoặc kẽ răng.
- Trẻ đau răng, đau khi ăn nhai hoặc có cơn đau tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Trẻ kêu buốt răng khi ăn uống đồ ngọt, nóng hoặc lạnh hoặc khi có thức ăn giắt vào kẽ răng.
- Ở giai đoạn muộn hơn quan sát thấy xuất hiện lỗ sâu trên răng. Bề mặt xung quanh lỗ sâu biến đổi sang màu nâu, đen.
Từ những lỗ sâu nhỏ nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ diễn biến đến tủy răng, gây đau đớn kéo dài. Nhiễm trùng thời gian dài có thể lan rộng ra xung quanh chân răng, gây áp-xe, viêm tấy vùng mặt. Trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm tính mạng, điều trị tốn kém nặng nề.
Bên cạnh nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ, toàn thân, sâu răng còn là nguyên nhân làm trầm trọng thêm một số bệnh toàn thân. Khoa học chứng minh sâu răng làm tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc trên trẻ mắc tim bẩm sinh, tăng nguy cơ viêm cầu thận, tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến tử vong trên trẻ mắc bệnh toàn thân nặng.
- Đối với trẻ lớn thì cha mẹ nhắc nhở, giám sát để trẻ cần được vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối như người trưởng thành.
- Cha mẹ cần lựa chọn bàn chải tối ưu cho trẻ, loại bàn chải lông mềm, có tay cầm đủ to để hỗ trợ trẻ dễ dàng cầm nắm, đầu bàn chải nhỏ. Với trẻ nhỏ mới mọc một vài chiếc răng sữa có thể lựa chọn bàn chải ngón tay.
- Cha mẹ cần chú ý về phương pháp chải răng của trẻ. Hầu hết trẻ dễ dàng sử dụng phương pháp chải ngang. Chải ngang kết hợp với chải xoay tròn sẽ làm sạch răng hiệu quả hơn. Trẻ thường bỏ qua phần mặt nhai, mặt lưỡi và phần cổ răng gần lợi, do đó cha mẹ cần hỗ trợ trẻ làm sạch nhưng vùng này.
- Cha mẹ khuyến khích trẻ tự vệ sinh răng miệng, nhưng cũng cần giám sát và hỗ trợ đến khi trẻ đủ khéo léo để tự chải. Trung bình thời gian chải tất cả các bề mặt răng cần 2,5 - 3 phút.
- Đối với trẻ ở độ tuổi sơ sinh, cần được lau lợi hàng ngày để làm sạch và làm quen với vệ sinh răng miệng. Khi trẻ mới mọc răng, sử dụng bàn chải ngón tay và không dùng bất kỳ loại kem đánh răng nào. Cha mẹ cho trẻ vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý cho đến khi trẻ đủ lớn và biết nhả nước bẩn ra khỏi miệng. Lựa chọn kem đánh răng theo đúng độ tuổi được ghi bởi nhà sản xuất, không dùng kem đánh răng của người lớn cho trẻ nhỏ.
Trẻ ở độ tuổi đến trường và độ tuổi vị thành niên đã có đủ kỹ năng vệ sinh răng miệng, nhưng vẫn cần sự giám sát của cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ tơ nha khoa để hỗ trợ làm sạch vùng kẽ răng.
09/02/2023 07:14
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.