Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Can thiệp sớm khuyết tật thần kinh giúp giảm tối đa tỷ lệ khuyết tật ở trẻ

Phát hiện sớm là sàng lọc phát triển của trẻ theo độ tuổi nhằm phát hiện những trẻ có nguy cơ cao bị khuyết tật, bị chậm phát triển để có biện pháp hỗ trợ và can thiệp.

Các nhóm khuyết tật ở trẻ em

Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên - Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đối tượng phát hiện sớm can thiệp sớm là trẻ em trong độ tuổi từ 0-6 tuổi. Theo phân loại khuyết tật của Tổ chức Y tế Thế giới và bản hiệu chỉnh Bộ Y tế năm 2010 có 5 nhóm khuyết tật ở trẻ em bao gồm:

1. Khuyết tật về vận động

Thường gặp là một số dị tật bẩm sinh như: Bàn chân khoèo bẩm sinh; bàn chân bẹt; bàn chân xoay ngoài/ trong; chân chữ X, O; trật khớp háng bẩm sinh…các khuyết tật gù, cong vẹo cột sống…các bệnh cơ như: teo cơ giả phì đại, nhược cơ...Ngoài ra còn có các khuyết tật thần kinh vận động như bại não ở trẻ em (0-60 tháng tuổi); bệnh não do rối loạn chuyển hoá…; tổn thương tủy sống do tật nứt đốt sống; chấn thương tuỷ, viêm tủy cắt ngang; tổn thương đám rối thần kinh cánh tay chậm phát triển vận động do còi xương, suy dinh dưỡng…

2. Khuyết tật về nghe nói

Một số khuyết tật nghe nói thường gặp như: Giảm thính lực bẩm sinh/ mắc phải; các dị tật ở tai; chậm phát triển ngôn ngữ và các rối loạn phát âm và giọng nói (nói ngọng, nói lắp…)

3. Khuyết tật về nhìn

- Mù: khiếm thị. Mù màu

- Cận thị, viễn thị, loạn thị, lác

- Giảm thị lực do bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non tháng

4. Khuyết tật về trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ (PTTT) do:

- Chậm PTTT do Hội chứng Down,

- Chậm PTTT do Suy giáp trạng,

- Chậm PTTT do Động kinh,

- Chậm PTTT do các bệnh di truyền- chuyển hóa (Nhiễm sắc thể X dễ gãy, Hội chứng Ret, Hội chứng Prader- Willy).

Cha mẹ và người chăm sóc có thể nhận biết sớm các khuyết tật của trẻ khi theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

5. Hành vi bất thường

Hội chứng Tự kỷ ở trẻ em gồm:

- Rối loạn phát triển Asperger (Asperger Disorder - AD)

- Rối loạn phát triển Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD)

- Hội chứng thoái triển trẻ em (CDD- Childhood Disintergrative Disorder)

- Hội chứng Rett (Rett Disorder)

- Rối loạn phát triển lan tỏa - Không điển hình (PDD – NOS: Pervasive Developmental Disorder – Not Otherwise Specified)

- Hội chứng Tăng động, giảm chú ý (ADHD)

6. Các khuyết tật bẩm sinh khác

Tùy vào loại khuyết tật ở trẻ em mà có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể chia theo các nhóm nguyên nhân như sau:

- Nguyên nhân trước sinh: do bệnh lý di truyền, bệnh lý bào thai, hoặc trong quá trình mang thai mẹ mắc các bệnh lý cúm, sốt, bệnh tim, tiểu đường, sản giật, tiếp xúc với hóa chất, thuốc sâu…có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu

- Nguyên nhân trong khi sinh: trẻ đẻ non, cân nặng dưới 2.5kg, quá trình sinh đẻ trẻ bị ngạt, có can thiệp sản khoa như đặt foxcep, giác hút…

- Nguyên nhân sau khi sinh: trẻ sốt cao, co giật, có chấn thương sọ não, xuất huyết não, ngạt hơi, ngạt nước, mắc các bệnh nhiễm trùng thần kinh như viêm não, viêm màng não

- Một số trường hợp không tìm được nguyên nhân

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên (Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) khám cho trẻ bị cong vẹo cột sống.

Dấu hiệu nhận biết sớm các khuyết tật ở trẻ

Cha mẹ và người chăm sóc có thể nhận biết sớm các khuyết tật của trẻ khi theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể như biến dạng cơ xương khớp hoặc chậm phát triển tâm thần và vận động theo mốc phát triển của trẻ bình thường. Ví dụ:

Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi: trẻ có đẻ non, ngạt sau sinh không? Trẻ có bất kì biến dạng vùng đầu, mặt, tay, chân, cong vẹo cột sống…? Trẻ có hạn chế vận động các khớp không? Trẻ có đáp ứng với tiếng động mạnh (nhắm mắt, gập hai tay…), trẻ có cơ gồng cứng người hay khó mút, khóc nhiều cả ngày đêm…?

Đối với trẻ 6 tháng tuổi: Ngoài các bất thường về hình thể bên ngoài, cha mẹ cần theo dõi một số dấu hiệu như: trẻ có đáp ứng lại với tiếng gọi, tiếng động mạnh hay không, phát âm các từ đơn giảm như "ba, da, ca…", có biết lẫy từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp không? Trẻ có trường bò, với đồ vật, đồ chơi bằng tay? Trẻ có phản ứng với người lạ - người quen?...

Đối với trẻ 12 tháng tuổi: cần để ý một số dấu hiệu về giao tiếp và vận động ở trẻ. Ví dụ: cần xem trẻ có làm theo mệnh lệnh đơn giản như đưa đồ cho mẹ, gọi lại đây, trẻ có thể phát ra các âm thanh như baba, gaga…, có thể tự đứng dậy từ tư thế ngồi có bám tay, có thể đi một vài bước, nhặt vật nhỏ bằng tay, giơ cao tay và tung đồ chơi ra trước, cầm hai đồ vật đập vào nhau, chơi với đồ chơi quen thuộc hay không?...

Đối với trẻ 24 tháng tuổi: cần quan sát trẻ có nói được câu 2 -3 từ, làm theo mệnh lệnh đơn giản hay không, chạy nhanh và dừng lại mà không ngã, co hai chân lên nhảy, đá bóng, biết dùng thìa xúc thức ăn, xoay nắp đồ chơi, tay nắm cửa, biết chơi tưởng tượng như giả vờ gọi điện thoại, vẽ đường thẳng theo cha mẹ, biết uống nước bằng cốc, bắt chước hành động, chơi với đồ chơi…

Đối với trẻ 36 tháng tuổi: Quan sát trẻ có nói được câu 3 – 4 từ đúng ngữ cảnh, biết tên mình khi được hỏi, biết bước lên cầu thang, co hai chân nhảy về phía trước, cầm bóng giơ cao và ném, biết xỏ dây giày, bắt chước vẽ hình, sắp xếp đồ vật, gọi tên người thân…

Đối với trẻ 48 tháng tuổi: Quan sát các dấu hiệu như trẻ có mô tả được đặc điểm đồ vật, dùng từ chỉ thời gian như hôm nay, từ chỉ số lượng như một, hai… trẻ có thể trèo lên và trượt xuống cầu thang, nhảy lò cò, bắt bóng bằng hai tay, biết vẽ hình vuông, hình tròn, phân biệt 5 màu sắc khác nhau, biết tự đánh răng rửa mặt, mặc quần áo, kể tên bạn của trẻ…

Đối với trẻ 60 tháng tuổi: Quan sát trẻ có các dấu hiêu như: nói câu dài 4 – 5 từ, làm theo đúng các yêu cầu liên tiếp, có thể ném bóng/ đồ vật ra xa, nhảy lò cò 1-2m mà không bị ngã, trẻ có dấu hiệu đi kiễng chân hay không?, trẻ có thể vẽ hình phức tạp hơn theo mẫu, vẽ hình người, nhận biết một vài chữ số, chữ cái, tập đếm, trẻ có thể tự nói tên tuổi, giới tính, địa chỉ của mình, biết tự đi vệ sinh, chơi theo nhóm bạn…

Nếu trẻ không có các dấu hiệu phát triển theo đúng lứa tuổi hoặc có các phát hiện bất thường nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các chuyên khoa Nhi, Phục hồi chức năng để được các bác sĩ khám và sàng lọc kỹ lưỡng để chẩn đoán dạng khuyết tật và can thiệp sớm.

Vai trò của phục hồi chức năng trong can thiệp khuyết tật thần kinh cho trẻ

Can thiệp phục hồi chức năng sớm là áp dụng bất kỳ một dịch vụ hoặc hình thức hỗ trợ nào nhằm vào trẻ, vào cha mẹ trẻ hoặc gia đình và môi trường xung quanh nhằm hỗ trợ phát triển và hòa nhập của trẻ. Trẻ cần được khám xác định khuyết tật do thầy thuốc chuyên khoa: Phục hồi chức năng, nhi, tâm thần, tai mũi họng, mắt... nhờ các tiêu chuẩn chẩn đoán hoặc các test phát hiện khuyết tật, từ đó trẻ khuyết tật được xác định nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng và tiến hành can thiệp tại cộng đồng hoặc tuyến trên. Những trẻ bị nghi ngờ chậm phát triển hoặc trẻ bình thường được hẹn để sàng lọc lại vào mốc phát triển kế tiếp sau.

Nguyên tắc điều trị:

- Tiến hành can thiệp càng sớm càng tốt.

- Có sự hợp tác, phối hợp điều trị của gia đình.

- Can thiệp đa phương thức bao gồm các biện pháp vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vui chơi và dụng cụ trợ giúp.

- Tiến hành theo trình tự phát triển của trẻ bình thường.

- Áp dụng kỹ thuật phục hồi chức năng phải tùy thuộc loại khuyết tật và mức độ nặng trên lâm sàng.

 

25/12/2023 09:22

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.