Đăng nhập sổ của bạn
Cha mẹ nên xử trí thế nào khi trẻ bị chảy mũi?
Chảy mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị viêm mũi. Nếu không được chăm sóc và điều trị có thể dẫn đến viêm tai giữa và viêm phế quản. Chính vì vậy, việc xử trí chăm sóc đúng khi trẻ bị chảy mũi là vô cùng quan trọng.
Khi trẻ bị chảy mũi là có sự mất cân bằng giữa dịch sản xuất ra và dịch được hấp thu qua niêm mạc mũi, đây là hiện tượng viêm. Khi môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm, bên cạnh các nguyên nhân gây viêm mũi thường gặp là virus, vi khuẩn, dị vật… còn có thể do dị ứng bụi, hóa chất, nấm mốc…
Như vậy, phải biết được hiện tượng chảy mũi là do nguyên nhân gì thì mới có cách xử lý phù hợp, việc tự điều trị, điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nặng nề và khó khăn trong xử trí của các bác sĩ sau này.
Khi trẻ bị chảy mũi nghĩa là trẻ có một trong những biểu hiện sớm của viêm đường hô hấp trên. Việc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần quan sát dịch mũi để biết và cung cấp thông tin cho bác sĩ tai mũi họng.
- Nếu trẻ bị chảy mũi dịch trong: Thường là bệnh mới xuất hiện dưới 1 tuần, nguyên nhân đa phần là do virus hoặc nhiễm lạnh.
- Nếu trẻ bị chảy mũi vàng xanh: Là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc bệnh đã diễn biến trên 1 tuần.
- Nếu trẻ bị chảy mũi nâu đỏ lẫn máu, mùi thối, một bên: Coi chừng dị vật mũi.
Phát hiện dấu hiệu chảy mũi đôi khi cũng khó đối với ông bà, cha mẹ vì:
- Nếu chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước, cha mẹ rất dễ phát hiện, nên trong trường hợp này ít khi trẻ bị các biến chứng của viêm mũi.
- Thông thường sẽ không phát hiện được khi nước mũi chảy ra phía sau, rồi rơi xuống họng. Những trường hợp này xảy ra khi hốc mũi bị phù nề nhiều, cản trở chảy ra trước, hoặc khi bị viêm hệ thống xoang sau. Lúc này trẻ có cảm giác vướng họng hay phải ho, khạc đờm, buồn nôn hay nôn.
- Nếu nghi ngờ có thể lấy tay giữ chặt miệng trẻ trong 10 giây, sẽ nghe tiếng hít vào của trẻ có tiếng dịch mũi.
Ngoài việc thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cũng cần chăm sóc và xử trí đúng khi trẻ mắc phải căn bệnh này.
Việc vệ sinh mũi họng vô cùng quan trọng, có thể nhỏ mũi bằng nước muối 0,9% rồi nói trẻ hít vào nhẹ nhàng (nếu trẻ hợp tác). Nếu trẻ không hợp tác thì sẽ nhỏ và giữ chặt miệng cho trẻ hít vào, hy vọng sẽ làm sạch được tác nhân gây bệnh mà không nên xịt rửa.
Việc bổ sung đủ nước cho trẻ như: Cho trẻ bú sữa nhiều hơn ở giai đoạn bú mẹ, uống thêm nước lọc, nước trái cây và các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp ở trẻ lớn… Điều này sẽ giúp cho dịch mũi của trẻ trở nên loãng hơn, dễ dàng được mũi vận chuyển ra phía sau họng hoặc đưa ra ngoài tạo thành dử mũi.
Kê cao đầu khoảng 15 độ trong khi ngủ sẽ giúp cho dịch mũi dễ dàng chảy ra ngoài và không làm trẻ bị nghẹt mũi, giúp trẻ dễ chịu và cũng tốt hơn cho việc hít thở. Theo Hiệp hội Nhi khoa, tư thế ngủ cao đầu chỉ áp dụng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Nhiều người khi thấy trẻ bị chảy mũi thì cho rằng trẻ bị lạnh và đã sử dụng tinh dầu tràm để bôi vào mũi cho trẻ. Tuy nhiên, phải lưu ý không được sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi, vì có thể gây co mạch não giữa, trẻ có thể tử vong hoặc bị bỏng da.
Có thể dùng tinh dầu tràm massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ vùng bàn chân, bụng và lưng cho trẻ, điều này sẽ giúp cơ thể trẻ luôn ấm, không bị lạnh, ngoài ra còn phòng chống côn trùng và kháng khuẩn. Cũng không nên dùng nhiều, cha mẹ lấy một xíu ra tay mình rồi xoa nhẹ nhàng. Tuy nhiên, với một số trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng thì không khuyến khích thực hiện, vì có thể gây kích ứng lên da của trẻ.
Chảy mũi ở trẻ do sự rối loạn trong quá trình làm ấm và làm ẩm không khí của mũi. Máy tạo độ ẩm thích hợp cho việc tạo độ ẩm phù hợp với khoang mũi họng, độ ẩm sẽ giúp làm ẩm và lỏng dịch mũi, qua đó dễ làm sạch dịch tiết từ mũi, giúp mũi trẻ không bị khô rát và nghẹt, mũi của trẻ sẽ thông thoáng dễ thở hơn.
Cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để thăm khám khi trẻ có biểu hiện chảy mũi kéo dài trên 2 ngày, xuất hiện thêm ho hoặc do các nguyên nhân:
Để phòng tránh chảy mũi ở trẻ khi thời tiết lạnh, cần mặc đủ ấm và mặc ấm đúng cách cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vệ sinh nơi ở đảm bảo nơi ở và sinh hoạt luôn thông thoáng, sạch sẽ. Cần cho trẻ tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói thuốc… Tuyệt đối không sử dụng nước muối xịt rửa mũi.
05/01/2024 14:58
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.