Đăng nhập sổ của bạn
Điếc bẩm sinh ở trẻ em, làm thế nào để phát hiện?
Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có từ 1 - 3 trẻ bị điếc bẩm sinh. Khiếm khuyết này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt xã hội, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ.
Khi trẻ bị điếc nặng và sâu thường kèm theo câm do không tiếp nhận được âm thanh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ.
Trẻ bị điếc do di truyền từ bố mẹ hoặc đột biến gene. Theo nghiên cứu, điếc có thể được di truyền từ các thế hệ trước. Khoảng 75 - 80% các ca là di truyền bởi gen lặn, 20 - 25% là di truyền bởi gen trội, 1 - 2% là di truyền bởi cha mẹ liên quan đến gen X.
Trong quá trình thai kỳ, người mẹ bị nhiễm virus hoặc sinh con không đủ tháng, nhiễm độc thai nghén, ngộ độc thuốc… sẽ gây điếc ở trẻ.
Điếc là tình trạng giảm sức nghe trên 90 dB. Điếc bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ giai đoạn sơ sinh.
Nhìn bề ngoài của trẻ sơ sinh sẽ không thể nào biết được trẻ có bị khiếm thính hay không. Do đó, cần kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh để có thể sớm phát hiện tình trạng khiếm thính của trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cha mẹ sẽ thấy trẻ có những biểu hiện bất thường về âm thanh, ngôn ngữ.
- Thông thường từ lúc sinh đến 3 tháng tuổi, trẻ có thể giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng động lớn, trẻ có vẻ đang lắng nghe tiếng nói, phát ra âm thanh như "ô... ô".
- Từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ thức dậy khi nghe tiếng động thình lình, nhận ra tiếng nói quen thuộc, thích lục lạc hoặc các đồ chơi khác phát ra tiếng, dõi mắt theo âm thanh, bắt đầu bi bô.
- Từ 6 đến 9 tháng tuổi, trẻ biết quay đầu về phía có âm thanh, bắt đầu bắt chước các âm thanh tiếng nói, trẻ bập bẹ các âm thanh khác nhau "ba – ba"… có đáp ứng khi nghe gọi tên.
- Từ 9 đến 12 tháng, trẻ lặp lại những từ ngữ và âm thanh đơn giản, phản ứng lại trước tiếng hát hoặc tiếng nhạc, gọi đúng từ "mẹ" hoặc "ba".
Như vậy, có thể nói tùy theo độ tuổi của trẻ sẽ có những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị điếc như:
- Không thấy trẻ có sự tiến triển trong phát âm hoặc trẻ chậm nói.
- Trẻ kêu đau tai (có thể do viêm tai giữa).
- Trẻ không nhận biết hoặc khó nhận biết âm thanh từ đâu vọng đến.
- Trẻ nói quá nhỏ hoặc quá lớn tiếng.
- Trẻ mở tivi hoặc vặn máy nghe nhạc quá lớn.
- Trẻ thể hiện những khó khăn trong giao tiếp hoặc trong học tập.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này không nhất thiết là trẻ bị điếc, nhưng nếu thấy trẻ có một hoặc một số dấu hiệu chắc chắn, thì cha mẹ cần phải lưu ý. Giai đoạn sớm < 6 tháng tuổi tuy khó phát hiện nhưng khi trẻ không giật mình với những tiếng động lớn trong lúc ngủ hoặc thức. Ở giai đoạn > 6 tháng tuổi, trẻ không quay đầu tìm tiếng động. Cố tình gây tiếng động lớn trẻ không giật mình, cần cho trẻ đi khám bác sĩ tai mũi họng ngay.
Tất cả trẻ em sinh ra đều cần được chỉ định sàng lọc thính lực. Với trẻ sinh non nên thực hiện sàng lọc khiếm thính sau khi trẻ ổn định và được 34 tuần. Đối với trẻ đang điều trị tại khoa Sơ sinh, nên tiến hành sàng lọc khi trẻ ổn định và được xuất viện. Với trẻ nằm trong lồng ấp, trẻ đang được sử dụng các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương hoặc trẻ đang được điều trị Hồi sức tích cực thì không chỉ định sàng lọc thính lực.
Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể, thông thường với trẻ nghe kém bẩm sinh có ngưỡng nghe < 80 dB có thể đeo máy trợ thính.
Với trẻ điếc bẩm sinh (ngưỡng nghe > 90 dB) thì việc sử dụng cấy ốc tai điện tử là biện pháp duy nhất. Sau khi cấy ốc tai điện tử trẻ phải theo học phục hồi ngôn ngữ trong thời gian 2 - 3 năm.
Tóm lại: Điếc và nghe kém được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm bệnh tàn tật từ năm 2004. Điếc hoặc nghe kém rất nặng (trên 75 dB) sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề là câm - một dạng tàn tật suốt đời, vì trẻ không có ngôn ngữ nên không thể giao tiếp. Trẻ bị câm điếc sẽ thiệt thòi về mọi mặt trong cuộc sống, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, nhu cầu về chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng nghe sớm cho trẻ là thực sự cần thiết.
29/12/2022 20:30
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.