Đăng nhập sổ của bạn
Dùng thuốc tránh thai dạng viên gây tăng cân, cách nào khắc phục?
Sử dụng thuốc tránh thai dạng viên là lựa chọn của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên một vấn đề mà nhiều chị em băn khoăn, đó là uống thuốc tránh thai gây ra hiện tượng tăng cân. Cách nào khắc phục?
Theo PGS.TS.Trần Thị Thanh Hóa (nguyên PGĐ Bệnh viện Nội tiết Trung ương), hiện tượng tăng cân là do trong thuốc tránh thai chứa các thành phần estrogen và progestin - đây là 2 nội tiết tố của buồng trứng. Trong đó, tác dụng phụ của nó là gây giữ muối và nước nên gặp tình trạng tăng cân.
Hiện tượng giữ muối và nước có thể dẫn đến hiện tượng sưng phù ở tay, chân và mí mắt. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra khi sử dụng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen và progestin cao.
Thuốc tránh thai được phát minh và đưa vào sử dụng từ thập niên 60 thế kỷ 20, với hàm lượng estrogen và progestin rất cao, nên hầu hết phụ nữ thời kỳ này sử dụng thuốc đều bị tăng cân. Ngoài tăng cân hàm lượng hai nội tiết tố cao còn dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Do đó hiện nay, các thuốc tránh thai đã cải tiến rất nhiều, có hàm lượng estrogen và progestin rất thấp, vừa đủ để có tác dụng ngừa thai và hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Hiện nay các thuốc tránh thai sử dụng thành phần progestin thế hệ thứ 4 có tính kháng mineralocorticoid, giúp ngăn sự giữ muối và nước trong cơ thể, từ đó giúp giảm nhẹ cân nặng trong thời gian dùng thuốc, kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Dù vậy, với một số phụ nữ nhạy cảm với nội tiết tố estrogen vẫn có thể bị tăng cân khi dùng thuốc ngừa thai, nhưng đây là tác dụng phụ tạm thời do hiện tượng giữ nước chứ không phải do tăng cân thực sự.
PGS.TS.Trần Thị Thanh Hóa cho biết, không nên lo lắng về hiện tượng tăng cân sau thời gian đầu dùng thuốc. Biện pháp dùng thuốc tránh thai hằng ngày vẫn là an toàn và hiệu quả cao dùng đúng.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp hiện tượng tăng cân nhanh, tăng cân mất kiểm soát sau sử dụng thuốc tránh thai dạng viên, hoặc bất kỳ các tác dụng phụ nào khác, cần ngưng thuốc và gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc khác hoặc biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn.
2. Cách hạn chế tăng cân khi dùng thuốc tránh thai
Mặc dù các thuốc tránh thai hiện nay đã hạn chế được các tác dụng phụ, nhưng tác dụng gây tăng cân sau khi dùng thuốc tránh thai vẫn có thể gặp (không phải ở tất cả phụ nữ). Hầu hết các trường hợp chỉ diễn ra tăng cân nhẹ và sẽ hết sau thời gian sử dụng thuốc khoảng 2-3 tháng. Tuy nhiên để giữ được vóc dáng, phụ nữ nên:
- Tập thể dục thường xuyên, giúp cơ thể đốt cháy calo và giảm trọng lượng nước trong cơ thể.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cân đối, hợp lý, tránh thực phẩm dầu mỡ, chiên xào, không ăn nhiều tinh bột…
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tránh thai, không có loại nào tốt nhất cho tất cả mọi người. Vì thế nên đi khám và được bác sĩ tư vấn để lựa chọn thuốc tránh phù hợp, đạt hiệu quả cao và ít tác dụng phụ nhất. Khi đi tư vấn sử dụng thuốc tránh thai, cần thông báo cho bác sĩ những thông tin sau:
Tuyệt đối không nên vì thấy tăng cân mà đồng thời sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc giảm cân nếu chưa được bác sĩ cho phép. Bởi nếu thuốc giảm cân cũng có thành phần nội tiết tố sẽ có tương tác bất lợi với thuốc tránh thai.
13/10/2022 10:11
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.