Đăng nhập sổ của bạn
Dùng thuốc viêm mũi dị ứng kéo dài có gây nhờn thuốc không?
Viêm mũi dị ứng thường đặc trưng bởi biểu hiện ngứa mũi, hắt xì liên tục, không kiểm soát, chảy nước mũi… gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Theo ThS. BSCKII Hà Minh Lợi, Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng như hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi và chảy nước mũi… Khác với viêm mũi xoang, người bệnh viêm mũi dị ứng thường hắt hơi liên tục không kiểm soát được, chảy nước mũi loãng, trong suốt.
ThS. BSCKII Hà Minh Lợi, Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương thông tin về điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Để điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần được chăm sóc nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo… Ngoài ra, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tùy từng tình trạng viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị sau đây:
Các thuốc kháng histamin có tác dụng giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi.
Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 như diphenhydramin, chlorpheniramin, promethazin có tác dụng chống dị ứng tương đối tốt, nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, khô mắt, táo bón, khô miệng, nhìn mờ… Do đó, hiện nay các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 như cetirizin, loratadin, fexofenadin, astemizol... được lựa chọn và sử dụng rộng rãi hơn.
Thuốc trị nghẹt mũi chứa hoạt chất như pseudoephedrin hoặc phenylpropanolamine, có thể dùng dạng xịt, nhỏ mũi hoặc uống. Thuốc có tác dụng co mạch, nhờ đó rất hiệu quả giúp làm thông mũi, giảm nghẹt.
Thuốc xylometazolin có tác dụng giảm nghẹt nhanh nhưng không được khuyến cáo cho người bệnh viêm mũi dị ứng do nếu sử dụng kéo dài quá 7 ngày, thuốc có thể gây hiệu ứng ngược, khiến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn và khó điều trị.
Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Một số thuốc thuộc nhóm này như beclomethasone, budesonide, fluticasone...
So với đường uống, thuốc corticoid dạng xịt được cho là khá an toàn và ít gây tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, do thuốc có chứa thành phần corticoid, người bệnh không nên tự ý sử dụng hoặc bỏ thuốc giữa chừng, cần dùng đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thuốc corticoid dạng uống thường được chỉ định trong trường hợp viêm mũi dị ứng nặng. Mặc dù khá hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng, thuốc corticoid dạng uống gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn hơn, đặc biệt nếu dùng liều cao kéo dài.
Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất là suy tuyến thượng thận. Ngoài ra, lạm dụng corticoid có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, loãng xương…
Tùy vào từng tình trạng cũng như đối tượng người bệnh chẳng hạn như trẻ em, người lớn, người cao tuổi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Do đó, việc sử dụng kéo dài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng sẽ không gây hiện tượng nhờn thuốc hoặc tác dụng phụ - ThS.BSCKII Hà Minh Lợi cho hay.
Viêm mũi dị ứng cần điều trị lâu dài, do đó người bệnh cần kiên trì, tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý ngưng thuốc giữa chừng hoặc sử dụng các loại thuốc khác giảm triệu chứng mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đừng quên vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%, vệ sinh mũi họng, giúp giảm nghẹt và làm dịu niêm mạc mũi.
06/07/2023 16:13
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.