Đăng nhập sổ của bạn
Nhận biết sớm những dấu hiệu mang thai
Chậm kinh, buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, đau ngực… là những dấu hiệu mang thai phổ biến nhất.
Chậm kinh
Chậm kinh là việc kinh nguyệt đến muộn hơn so với ngày kinh nguyệt dự tính hàng tháng. Nếu vòng kinh của bạn là 28 - 30 ngày nhưng sau 30 ngày vẫn chưa thấy có kinh nguyệt tức là bạn đã bị chậm kinh.
Chậm kinh thường là dấu hiệu đầu tiên có thể mang thai sớm. Thông thường, chậm kinh từ 5-7 ngày trong chu kỳ mà có quan hệ tình dục là có khả năng mang thai.
Buồn nôn và nôn
Ốm nghén là một tình trạng ảnh hưởng đến hơn một nửa số phụ nữ mang thai. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn và nôn, chán ăn. Hầu hết phụ nữ bị ốm nghén không chỉ xuất hiện các triệu chứng vào buổi sáng mà có thể kéo dài cả ngày.
Biểu hiện nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ và có thể hết vào tuần 12. Ở một số người, có thể kéo dài lâu hơn hoặc quay trở lại vào khoảng tuần thứ 32.
Thay đổi ngực
Sự thay đổi hormone trong khi mang thai sẽ làm máu chảy về vùng ngực nhiều hơn và làm thay đổi các mô vú. Việc này sẽ khiến ngực trở nên đầy đặn, sưng tấy và mềm hơn. Những thay đổi này tương tự như những thay đổi bạn có thể nhận thấy trong vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, ngực sẽ đỏ hơn, sưng hơn và có cảm giác hơi tê. Vùng da xung quanh núm vú trở nên sẫm màu hơn và các tĩnh mạch ở vú trở nên rõ ràng hơn.
Mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi thường xảy ra trong giai đoạn đầu mang thai. Điều này rất có thể là do sự gia tăng mạnh mẽ của hormone sinh dục progesterone. Progesterone cần thiết để duy trì thai kỳ và giúp thai nhi phát triển, nhưng nó cũng làm chậm quá trình trao đổi chất của thai phụ.
Cần cố gắng ngủ thêm hoặc nghỉ ngơi khi có thể trong giai đoạn đầu này. Mức năng lượng của mẹ có thể sẽ tăng trở lại vào khoảng tháng thứ tư của thai kỳ khi nhau thai đã hình thành tốt.
Mệt mỏi khi mang thai cũng có thể do thiếu máu, mà nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt. Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các mẹ bầu. Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật.
Hoặc có thể bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo axit folic 400mcg mỗi ngày.
Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu nhiều lần khi mang thai có thể được coi là một dấu hiệu mang thai sớm. Khi có thai, tử cung của mẹ phát triển và căng ra để chứa thai nhi. Tử cung ngày càng lớn hơn gây áp lực lên bàng quang, khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu hơn bình thường.
Hormone thai kỳ hCG khiến lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên và thận hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, hầu hết phụ nữ bắt đầu đi tiểu thường xuyên hơn trong vài tuần đầu tiên sau khi mang thai.
Thèm ăn
Khi mang thai, mẹ bầu thường thèm ăn một số loại thực phẩm rất phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là các loại thực phẩm cung cấp năng lượng và canxi, chẳng hạn như sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Bạn cũng có thể nhận thấy cảm giác chán ăn đột ngột với những món ăn trước đây bạn thích.
Một số người thậm chí có sở thích khác thường đối với những đồ không phải thực phẩm như đất hoặc giấy. Đây có thể do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu hiện tượng này ngày càng tăng, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Các triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai bao gồm chậm kinh, thay đổi vú, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và nôn (ốm nghén). Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể do các yếu tố khác gây ra mà không phải do mang thai. Vì vậy nếu bạn nghi ngờ mình có thai, hãy thử thai tại nhà và đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.
29/04/2022 17:23
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.