Đăng nhập sổ của bạn
Nhiễm trùng đường hô hấp trên và cách phòng ngừa
Viêm đường hô hấp trên tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới các biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.
Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên là: cảm cúm, viêm xoang, viêm thanh quản cấp và mạn tính…
Cảm cúm lây lan qua đường hô hấp. Thông thường diễn biến nhẹ, phục hồi sau 2 – 7 ngày. Với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi…Trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ bị cảm nhiễm hơn những người khác.
Viêm xoang là bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng lớp niêm mạc hô hấp lót ở trong các xoang cạnh mũi bị các phản ứng viêm tấn công gây nhiễm trùng. Khi bị viêm xoang, người bệnh có dấu hiệu sốt, chảy dịch, nghẹt mũi, không ngửi thấy mùi, đau đầu, có cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập. Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh, người bệnh không thể tập trung, không muốn ăn. Nếu viêm xoang nặng có thể bị viêm thần kinh mắt dẫn tới mờ mắt.
Viêm xoang có 2 dạng chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.
- Viêm xoang cấp tính. Thường xảy ra ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và viêm đa xoang. Bệnh chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn dưới 4 tuần .
- Viêm xoang mạn tính. Tình trạng viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần, đồng nghĩa với việc người bệnh đã chuyển sang viêm xoang mãn tính. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, nhưng chủ yếu đến từ polyp mũi (các khối u có cuống mềm hình thành ở niêm mạc) và vách ngăn mũi bị lệch. Tình trạng dị ứng với một số loại nấm, hoặc nhiễm nấm xoang cũng được xem là nguyên nhân gây viêm xoang mãn tính.
Viêm thanh quản là bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng, cả trẻ em và người lớn. Khi thanh quản bị viêm, dây thanh âm dễ rơi vào trạng thái bị kích thích. Gây tình trạng sưng ở dây thanh âm, làm biến dạng âm thanh khi không khí đi qua. Kết quả là giọng nói trở nên thay đổi, suy yếu. Trong một số trường hợp, người bị viêm thanh quản có thể rơi vào tình trạng mất giọng.
Viêm thanh quản có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là do nhiễm virus tạm thời và không nghiêm trọng.
Nguyên nhân do nhiễm lạnh, thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường. Đối với trẻ nhỏ do trẻ khóc nhiều hoặc nói nhiều kết hợp với các yếu tố virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Khi bị viêm thanh quản, người bệnh bị sốt, khàn tiếng, ho, thở rít, đau họng, nuốt vướng. Có cảm giác ngứa, cay hoặc rát nhẹ vùng thanh quản.
Nhiễm trùng đường hô hấp tuy không quá nguy hiểm nhưng dễ mắc và hay tái phát nhất là khi thời tiết giao mùa. Những người cao tuổi, trẻ em, người nhiều bệnh nền dễ mắc hơn. Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa thì việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng. đó là:
24/04/2023 18:19
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.