Đăng nhập sổ của bạn
Nhiều trẻ bị chó cắn phải nhập viện, cách xử trí và phòng bệnh
Chó cắn là tai nạn phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và có thể gây bệnh dại. Đây bệnh truyền nhiễm nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chó cắn là tai nạn phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và có thể gây bệnh dại. Đây bệnh truyền nhiễm nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Cần làm sạch vết thương: Điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Xem xét vị trí vết thương, rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu. Cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất mầm bệnh, rửa nhẹ nhàng không chà xát mạnh.
- Cần sử dụng dung dịch sát khuẩn: Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn 70 độ hoặc dung dịch iod để sát trùng vết thương. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.
- Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương.
Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 - 15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút, nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.
Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh để mất quá nhiều máu.
Đây là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn, tuy nhiên trên thực tế nói chung, người bị chó cắn đều nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Người bị chó cắn sẽ được tiêm vaccine phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván.
Ngoài ra, người bị chó cắn có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.
- Thường xuyên tiêm ngừa phòng dại cho chó. Khi thấy chó có dấu hiệu bị dại cần đưa đến trạm thú y để được tiêm phòng và chữa trị. Tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
- Khi nuôi chó cũng cần giữ vệ sinh, tắm rửa cho chó, có chuồng hoặc xích để nhốt chó lại. Khi đưa chó đi dạo nên hạn chế để chó chạy rông, cần đeo rọ mõm cho chó.
- Khi bị chó cắn, cần bĩnh tĩnh tuân thủ thực hiện các bước trên. Đặc biệt không dùng các loại thuốc nam, các thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng để đắp lên vết cắn.
- Đối với gia đình có trẻ nhỏ, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật, nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.
Tóm lại: Chó tuy là động vật rất gần gũi với con người, nhưng bản năng hoang dã khiến chúng có những phản ứng rất quyết liệt, nhất là lúc đang ăn, ngủ và nuôi con…
Vì vậy, các gia đình nếu có nuôi chó thì cần phải chích ngừa cho chúng, xích ở nơi xa trẻ em, rọ mõm, nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc đùa giỡn khi chó đang ăn, ngủ. Phụ huynh, người trông trẻ cũng cần cảnh giác với chó nuôi trong tất cả mọi trường hợp, để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra với trẻ.
04/11/2023 11:44
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.