Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những lầm tưởng nguy hiểm về việc dùng siro ho ở trẻ

Siro ho được rất nhiều bậc phụ huynh lựa chọn dùng để giảm ho cho trẻ. Tuy nhiên, việc dùng siro không an toàn tuyệt đối như nhiều cha mẹ vẫn nghĩ.

 

1. Siro ho không phải là thần dược trị ho

Siro ho được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn dùng cho con vì quan niệm siro ho an toàn. Tuy nhiên, theo BS. Đặng Xuân Thắng, BVĐK tỉnh Hà Nam, không phải trường hợp ho nào cũng sử dụng được siro ho. Có nhiều nguyên nhân gây ho như do thời tiết, do các bệnh lý đường hô hấp (hen, viêm họng, viêm phổi...), dị ứng... Mỗi nguyên nhân lại có phác đồ điều trị khác nhau.

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống xuất các dị vật ra khỏi đường hô hấp, giúp thông thoáng đường thở. Việc uống siro ho có thể giúp giảm cơn ho nhưng nếu ho có đờm, việc ức chế cơn ho lại không có lợi. Dịch đờm trong đường hô hấp không thoát được ra ngoài, gây bít tắc làm cho trẻ khó thở và  ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Do đó, siro ho không phải là loại thuốc phù hợp cho tất cả mọi trường hợp ho.

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống xuất các dị vật ra khỏi đường hô hấp.

2. Những mối nguy khi lạm dụng siro ho

Siro ho được cho là giảm ho khá hiệu quả, giúp trẻ dễ chịu và ngủ ngon hơn. Không những thế, siro là loại thuốc dễ sử dụng, trẻ dễ uống, không gây kích ứng dạ dày, không buồn nôn…

 'Đó là một nhận định sai lầm. Siro ho không chỉ là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược mà có thể kết hợp nhiều thành phần, như kháng histamin (diphenhydramine), thuốc ức chế cơn ho (dextromethorphan), codein, chất thông mũi, giảm đau, hạ sốt, một số loại có thể chứa cồn… Do đó, việc lạm dụng siro ho có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ', BS. Đặng Xuân Thắng cho biết.

Siro ho không phải là loại thuốc phù hợp cho tất cả mọi trường hợp ho.

- Siro ho có thành phần kháng histamin: Kháng histamin là chất ức chế thần kinh giúp ngăn ngừa cơn ho.  Việc dùng quá liều, lâu dài có thể ảnhhưởng đến thần kinh của trẻ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ có thể bị kích động, co giật vì siro ho.

- Siro ho có chứa codein: Hiện nay, có nhiều loại siro ho chứa thành phần codein. Codein giúp giảm đau, giảm ho. Tuy nhiên, codein làm tăng độ đặc của dịch tiết trong đường hô hấp nên các thuốc này không được dùng các trường hợp ho có đờm... Việc lạm dụng siro ho có chứa codein có thể gây ra tình trạng lú lẫn, ho nặng hơn ở trẻ.

Siro ho không phải là loại thuốc phù hợp cho tất cả mọi trường hợp ho. Không những thế, việc lạm dụng siro ho có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
 

3. Sử dụng thuốc ho cho trẻ đúng cách?

Để dùng siro ho an toàn, BS. Đặng Xuân Thắng khuyến cáo:

- Chỉ dùng siro khi có chỉ định của bác sĩ.

- Mua thuốc tại các nhà thuốc uy tín, chất lượng.

- Đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc trên bao bì.

- Không dùng lại lọ thuốc đã dùng dở vì thuốc đã mở nắp rất dễ bị nhiễm khuẩn.

- Không dùng thuốc quá hạn.

- Sử dụng thìa, ống nhỏ giọt/cốc định liều kèm theo lọ thuốc.

- Vì chứa nhiều đường, nên không cho trẻ uống trước bữa ăn (để tránh tình trạng trẻ lười ăn), trước khi ngủ (để tránh tình trạng siro bám vào răng gây sâu răng).

- Không cho trẻ uống siro ho cùng lúc với sữa để tránh tình trạng giảm hấp thu sắt.

- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, giữ thuốc xa tầm tay trẻ.

- Đưa trẻ đi khám khi uống siro ho mà không thuyên giảm, hoặc triệu chứng có vẻ nghiêm trọng hơn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những cách tự nhiên giúp trẻ giảm ho, sổ mũi hạn chế dùng thuốc.

18/10/2023 14:26

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.