Đăng nhập sổ của bạn
Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng
Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi thú cưng như chó, mèo vì một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về an toàn và sức khỏe.
Đối với một số gia đình, thú cưng đã từ lâu được xem như một thành viên trong nhà. Tuy nhiên, mẹ bầu nên thận trọng vì một số bệnh truyền nhiễm có thể được lây từ vật nuôi. Mẹ bầu nên lưu ý khi trong nhà có thú nuôi, cần học cách chăm sóc chúng giữ an toàn cho thai nhi.
Bệnh lây truyền từ động vật sang người là một căn bệnh mà động vật có thể truyền sang người. Các loài động vật khác nhau có những loại vi trùng khác nhau mà chúng có thể truyền sang gây bệnh cho con người.
Một số bệnh lây truyền từ động vật sang người nhẹ và dễ điều trị nhưng có những bệnh có thể nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu và phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số bệnh nhiễm trùng mà động vật có thể truyền sang người.
Salmonellosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn salmonella. Khi nhắc đến vi khuẩn salmonella có thể nghĩ đến thực ăn gây ngộ độc thực phẩm nhưng cũng có thể từ vật nuôi của mình. Salmonella gây sốt, tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày. Tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến mất nước và mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh nhiễm khuẩn salmonella có thể gây nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) hoặc viêm màng não. Mẹ bầu cũng có thể truyền vi khuẩn sang con.
Bệnh Toxoplasmosis
Toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng phổ biến do ký sinh trùng. Khả năng ảnh hưởng đến em bé là rất thấp nhưng nếu bệnh toxoplasmosis truyền sang em bé trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc khuyết tật bẩm sinh.
Bệnh dại lây lan qua nước bọt của động vật mang virus bệnh dại. Chó, mèo mắc bệnh dại có thể truyền bệnh cho một con vật khác hoặc con người với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh và yếu cơ. Sau đó, nó bắt đầu tác động lên não gây lú lẫn, lo lắng, khó ngủ. Sau khi tiếp xúc với bệnh dại, có thể phải mất một tuần hoặc hơn thì các triệu chứng mới xuất hiện.
Điều cần thiết là phải được điều trị ngay lập tức. Vì vậy, khi đang mang thai bị chó, mèo cắn hoặc vào bất kỳ thời điểm nào khác, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tiêm phòng bệnh dại ngăn chặn virus trước khi các triệu chứng bắt đầu và phương pháp điều trị này được coi là an toàn cho các bà mẹ mang thai và cho con bú. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh dại sẽ gây tử vong.
Bệnh Lyme
Bệnh Lyme xuất phát từ một loại vi khuẩn lây lan qua vết cắn của bọ ve bị nhiễm bệnh. Bệnh có triệu chứng giống như cúm với phát ban, gây đau khớp, mệt mỏi và yếu cơ. Vì bọ ve có thể bám vào động vật nên thú cưng có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh Lyme. Bệnh Lyme có thể được điều trị thành công bằng kháng sinh và việc điều trị này an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nếu không điều trị, bệnh Lyme có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
Chó
Chó thường an toàn cho các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh nếu con chó khỏe mạnh, được tiêm chủng đầy đủ thì việc chăm sóc chó không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho bạn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, để giữ an toàn khi ở gần chó cần:
Mèo
Giống như chó, phải đề phòng những vết cắn, vết trầy xước và bọ ve. Nhưng với mèo, phải cẩn thận hơn trong việc xử lý phân mèo. Phân mèo có thể chứa ký sinh trùng gây bệnh toxoplasmosis.
Mặc dù bệnh toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến nhưng hiếm khi mắc bệnh này khi đang mang thai và ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc em bé. Nếu đã ở gần mèo một thời gian, rất có thể mẹ bầu hoặc sản phụ đã bị phơi nhiễm và hiện miễn dịch với nó. Tuy nhiên, không phải con mèo nào cũng có ký sinh trùng. Mèo trong nhà hiếm khi mắc bệnh toxoplasmosis, nhưng nếu mèo đi ra ngoài có thể nhiễm bệnh từ chất thải của những con mèo khác. Khi mèo bị nhiễm trùng, chúng sẽ phát bệnh trong khoảng sáu tuần.
Khả năng mắc bệnh toxoplasmosis hoặc bất kỳ bệnh nào khác từ mèo là thấp, nhưng tốt nhất nên đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa phơi nhiễm:
Bất kỳ thú cưng nào cũng có thể gây nguy hiểm vì vậy cần chủ quan phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn. Thú cưng có thể mang một số bệnh và có thể truyền sang người nhưng nếu được chăm sóc đúng cách và vệ sinh tốt, rất hiếm khi mắc phải căn bệnh nguy hiểm từ thú cưng.
27/09/2023 14:31
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.