Đăng nhập sổ của bạn
Phòng viêm họng ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai dễ mắc viêm họng trong 3 tháng đầu thai kỳ, hoặc khi thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây lây lan nhanh.
Mỗi khi mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch... các thai phụ thường dễ mắc bệnh viêm họng, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ, hoặc khi thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho virut gây lây lan nhanh. Nếu không phòng tránh và điều trị kịp thời thì bệnh viêm họng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nguyên tắc phòng bệnh
Để không có virut, vi khuẩn có nơi trú ẩn phát tán gây bệnh lây nhiễm thì việc đầu tiên là giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, các vật dụng gia đình phải vệ sinh hàng ngày.
Để tránh viêm họng, thai phụ cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hàng ngày cần chải răng tối thiểu 2 lần/ngày và chăm súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng, miệng. Bàn chải đánh răng bị nhiễm khuẩn cũng có thể trở thành thủ phạm gây viêm họng. Bạn nên pha một cốc nước muối nóng hàng sáng để vệ sinh bàn chải trước khi đánh răng.
Để không lây nhiễm các vi khuẩn, virut thai phụ cần hạn chế tối đa việc đến thăm hoặc tiếp xúc với những người bị cảm cúm, viêm họng để không lây nhiễm mầm bệnh. Ra ngoài, cần đeo khẩu trang bất cứ lúc nào bạn muốn ra ngoài, ngay cả khi đi bộ để chống bụi, chống nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.
Lưu ý, không nên sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hay dùng quá nhiều đồ ăn rán, nướng, xào, khô, cay, đồ ăn chứa nhiều chất béo… mà nên ăn nhiều đồ luộc, hấp, ăn nhiều rau xanh không uống nước lạnh. Uống nước ép, ăn các loại hoa quả tươi giàu vitamin thay vì uống nước lạnh, nước có ga... Nước lạnh làm nhiệt độ ở họng giảm đột ngột sẽ gây viêm họng, mùa lạnh cần uống nước ấm và uống từ từ, từng ngụm nhỏ.
Biểu hiện bệnh viêm họng
Với viêm họng cấp, thời điểm mới mắc, họng khó chịu và đau họng, sốt, ho, tắc/nghẹt mũi…
Đối với viêm họng mạn tái phát, triệu chứng khô, ngứa, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi...
Hàng ngày, thai phụ cần tăng cường bổ sung dưỡng chất, chú ý ăn nhiều loại thực phẩm có chứa sắt, kẽm, vitamin A, B, C… nhằm giúp hệ miễn dịch hồi phục khả năng kháng bệnh, chiến đấu với bệnh tật.
Ngoài ra, các thai phụ nên tránh xa môi trường có khói thuốc lá để không hít khỏi những chất độc hại khiến cổ họng bạn bị viêm nhiễm nặng nề hơn.
27/04/2022 11:32
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.