Đăng nhập sổ của bạn
Sò điệp có tốt cho bà bầu không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sò điệp có hàm lượng thủy ngân đặc biệt thấp nên tốt cho phụ nữ khi mang thai, nhưng phải đảm bảo sò tươi và an toàn khi chế biến.
Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng khoa sản thường, Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Người phụ nữ khi mang thai cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý khi mang thai để có sức khỏe tốt và bảo vệ thai nhi khỏe mạnh.
Thực phẩm đưa vào cơ thể khi đang mang thai đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thai nhi. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên phụ nữ nên thận trọng với thực phẩm khi mang thai, vừa để tránh ăn những thực phẩm có thể chứa các chất có khả năng gây hại cho thai nhi đang phát triển vừa để tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng cho cả mẹ và con.
Nhiều loại cá rất giàu protein và các chất dinh dưỡng khác, bao gồm axit béo omega-3, là chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể và não bộ của thai phụ và cả thai nhi nữa. Tuy nhiên, nên tránh một số loại cá như lớn chứa nhiều thủy ngân và ăn cá sống do chứa nhiều vi khuẩn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sò điệp có hàm lượng thủy ngân đặc biệt thấp nên tốt cho phụ nữ khi mang thai, nhưng phải đảm bảo sò tươi và an toàn khi chế biến.
Các chuyên gia sản khoa khuyến khích mọi người bổ sung hải sản như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai, nên ăn 200 đến 300gram hải sản mỗi tuần có thể là cá hay hải sản có vỏ chứa ít thủy ngân. Cùng với các loại hải sản như tôm, cá hồi, cá trích và nghêu, sò điệp nằm trong danh sách những thực phẩm tốt do chứa ít thủy ngân. Thủy ngân có thể gây hại cho bộ não đang phát triển của thai nhi. Các loại cá lớn hơn như cá ngói, cá kiếm, cá mập và cá thu thường có hàm lượng thủy ngân cao.
Vì vậy, sò điệp nên được mua tươi và ăn ngay trong ngày, khi sò điệp được chế biến đúng cách và nấu chín kỹ có thể tạo nên một bữa ăn ngon, tốt cho sức khỏe - một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng và protein. Khi nấu sò điệp, cần đảm bảo rằng sò điệp đạt nhiệt độ bên trong ít nhất là 63°C.
Phụ nữ mang thai không nên ăn sò điệp sống, tái hay áp chảo. Sò điệp sống, giống như các loại hải sản sống khác, có thể chứa vi khuẩn hoặc các chất độc khác có thể khiến thai phụ bị bệnh nặng. Cũng nên tránh sò điệp từ vùng nước được biết là bị ô nhiễm.
Sò điệp là một loại động vật có vỏ có thể gây dị ứng cho người và khá nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Do đó, khi bắt đầu cảm thấy ngứa ran trong miệng hoặc môi sau khi ăn sò điệp, phải dừng ăn. Đó là một trong những dấu hiệu của phản ứng dị ứng hải sản. Các dấu hiệu phổ biến khác của phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa da, buồn nôn, sổ mũi, ho. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này sau khi ăn sò điệp cần đến bệnh viện để được khám ngay lập tức.
Theo PGS.TS Vũ Đức Định, chuyên gia hồi sức tích cực, hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến nhất. Đây cũng là một trong những loại dị ứng nguy hiểm nhất, có khả năng làm tăng số lượng người nhập viện cấp cứu do dị ứng thức ăn cao hơn với các loại dị ứng khác.
Hoặc khi thấy các triệu chứng khác nếu ăn sò điệp nấu chưa chín hoặc không được chế biến an toàn. Tất cả những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, co thắt dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy có thể là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nếu điều này xảy ra, cũng nên đi khám và thông báo với bác sĩ.
Những chất dinh dưỡng mà thai phụ nhận được từ sò điệp sẽ giúp ích cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của chính mẹ bầu.
Sò điệp chứa nhiều protein nạc chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp mẹ và bé tăng cường cơ bắp cần thiết và có chỉ số đường huyết thấp khiến món ăn này trở thành một lựa chọn lành mạnh cho cả những bà mẹ đang mang thai.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, sò điệp là nguồn cung cấp vitamin C và A, kali, natri, canxi, magiê và phốt pho lý tưởng.
Sò điệp cũng chứa magiê, có đặc tính chống viêm và kali giúp điều chỉnh chất lỏng trong cơ thể thai phụ cũng như các chức năng quan trọng khác như co cơ và hệ thần kinh. Canxi trong sò điệp cũng giúp duy trì và phát triển xương, các vitamin giúp phát triển thị lực, da và tóc, đồng thời kẽm giúp giảm nguy cơ sinh nhẹ cân và giúp phát triển các tế bào khỏe mạnh. Sò điệp chứa một lượng đáng kể các khoáng chất vi lượng như kẽm, đồng và selen rất quan trọng đối với sức khỏe.
Sò điệp có thể là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai nhưng cần phải tuân theo các bước thích hợp, chẳng hạn như sơ chế và nấu nướng, để giảm thiểu bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe. Để làm cho sò điệp an toàn khi mang thai, thai phụ cần mua sò điệp tươi, thịt sò điệp trông chắc và có màu trắng đặc. Rửa sạch dưới vòi nước, nên ăn sò điệp ngay trong ngày, nấu chin kỹ và không ăn sò điệp sống để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, chỉ nên ăn sò điệp với lượng vừa phải 350gr/1 tuần và 100gr/ bữa. Chỉ nên ăn khi biết rằng thai phụ không bị dị ứng với bất kỳ loại hải sản nào.
25/04/2023 09:31
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.