Đăng nhập sổ của bạn
Sụp mi ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
Sụp mi ở trẻ em là tình trạng mi mắt trên ở vị trí thấp hơn so với vị trí thông thường. Sụp mi có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. Nguyên nhân chủ yếu là do bất thường về cơ. Điều trị sụp mi mắt ở đâu?
Theo Ths, BS Lưu Quỳnh Anh, Phó Trưởng khoa Mắt, BV Nhi Trung ương, sụp mi là tình trạng mi mắt trên ở vị trí thấp hơn so với vị trí thông thường. Bình thường mi trên che qua vùng rìa giác mạc (lòng đen) phía trên khoảng 2cm. Nếu vượt quá giới hạn đó thì bị sụp mi.
Nguyên nhân gây sụp mi mắt ở trẻ em có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải.
- Sụp mi bẩm sinh: Chiếm khoảng từ 50- 70% các trường hợp sụp mi. Nguyên nhân chủ yếu do bất thường về cơ như: rối loạn, thay đổi kết cấu các sợi cơ nâng mi dẫn đến suy giảm chức năng của cơ nâng mi. Hiếm gặp hơn là sụp mi bẩm sinh do gián đoạn dẫn truyền thần kinh – cơ. Sụp mi bẩm sinh có thể đi kèm các bất thường khác về vận nhãn như: lác, lé; hẹp khe mi bẩm sinh hoặc dị dạng sọ mặt.
- Sụp mi mắc phải: Có thể gặp trong chấn thương, liệt dây thần kinh số 3, bệnh lý nhược cơ, hội chứng Horner…
Trẻ bị sụp mi bẩm sinh thường xuất hiện một mắt hoặc cả hai mắt nhỏ hơn bình thường ngay từ khi mới sinh. Nếu sụp mi nhẹ, một bên mắt trẻ có thể không có triệu chứng chủ quan hoặc có thể có nheo mắt, nháy mắt khi tập trung quan sát. Nếu sụp mi nặng có thể kèm theo các dấu hiệu như: ngửa cổ, rướn trán khi nhìn, nhìn kém.
Sụp mi do liệt dây thần kinh số 3 thường đi kèm lác ngoài, hạn chế vận nhãn lên- xuống- vào trong, giãn đồng tử. Sụp mi do nhược cơ có thể thay đổi mức độ sụp mi trong ngày kèm theo các triệu chứng khó thở, khó nuốt…
Trẻ bị sụp mi nếu không được khám và điều trị sớm sẽ dẫn tới các tổn thương mắt hoặc toàn thân gồm: Tật khúc xạ: Sụp mi bẩm sinh ở trẻ thường gây tật khúc xạ cao dẫn đến nhược thị. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây suy giảm thị lực ở trẻ. Sụp mi nặng gây giảm hoặc mất thị lực, gây lệch vẹo đầu cổ do phải ngửa cổ kéo dài để quan sát.
Cũng theo Ths. BS Lưu Quỳnh Anh, trẻ sụp mi cần được khám bởi bác sỹ chuyên khoa mắt, thần kinh, nội tiết…để loại trừ các tổn thương tại mắt và toàn thân.
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng sụp mi. Tùy từng thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lực chọn các phương pháp phẫu thuật cho phù hợp như: phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi, phẫu thuật treo cơ trán…
Trong trường hợp sụp mi nhẹ, trẻ có thể chỉ cần dùng kính điều trị tật khúc xạ.
Cha mẹ nếu thấy con có biểu hiện sụp mi thì có thể đưa trẻ đến khám tại:
- Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương
Địa chỉ tại: Tòa nhà B, 18/879 La Thành, phường Láng Thương, quận Đống Đa, Hà Nội hoặc Ngõ 80 đường Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
- Bệnh viện Mắt Trung ương
Địa chỉ: Số 85 Phố Bà Triệu, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
- Bệnh viện Mắt Hà Nội
Địa chỉ: Số 37 đường Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
01/08/2023 16:38
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.