Đăng nhập sổ của bạn
Trẻ sơ sinh cần vệ sinh, tắm rửa đúng cách
Việc chăm sóc đúng cách trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng, nhưng nhiều cặp vợ chồng trẻ lại lóng ngóng không biết chăm sóc thế nào cho đúng, ngay cả việc đơn giản như tắm rửa, vệ sinh cho trẻ ra sao, bao lâu thì nên thay tã cho bé?...
Ở những mẹ sinh con đầu lòng, mặc dù đã tìm hiểu hoặc được hướng dẫn cách tắm cho bé, nhưng khi thực hành vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Trước khi tắm cho bé, mẹ cần tắt quạt, tắt điều hòa, máy lạnh nếu là mùa nóng, sau đó tiến hành massage cho bé.
Để chuẩn bị tắm cho bé, cha mẹ cần dùng nước sạch pha với nước sôi để tắm cho trẻ. Độ ấm của nước vào khoảng 36 - 38 độ C (tùy theo từng mùa). Nếu không có nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm, cha mẹ có thể dùng cùi chỏ tay để thử nước tắm cho bé, thấy nước ấm là được, không dùng tay vì sẽ không chuẩn xác. Khi tắm, chú ý vệ sinh cơ thể bé ở những phần có nhiều nếp gấp da như: Cổ, nách, chân, sau gáy, bẹn…
Trong lúc tắm cho bé, nên trò chuyện âu yếm với trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương. Khi tắm xong, cần lưu ý cách chăm sóc trẻ theo các bước sau nhằm giữ ấm cho bé: Lau khô người bé bằng khăn bông mềm, mặc quần áo, nhỏ mắt mũi, lau tai.
Khi tắm cho bé, hãy đảm bảo phần cuống rốn của bé phải được giữ càng khô càng tốt, để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Cha mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để biết cách chăm sóc phần rốn này cho đến khi rốn rụng một cách tự nhiên trong khoảng 10 ngày.
Rốn trẻ sơ sinh cần chăm sóc tốt, đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên, không có bất kỳ tổn thương nào. Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được làm hằng ngày và vệ sinh theo các bước sau:
Bước 1: Mẹ cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90 độ trước khi chăm sóc rốn cho trẻ. Sau đó, nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của trẻ ra. Cha mẹ quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
Bước 2: Cần lau rốn bằng bông gòn với nước sạch, thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn. Sau đó, sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý, có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
Bước 3: Cần quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vào vùng rốn. Luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể. Tuyệt đối không sử dụng nước thơm hoặc rắc phấn rôm lên trên hoặc xung quanh rốn của trẻ. Khoảng 1 - 2 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có chảy máu hoặc nhiễm trùng, hoặc có bất cứ bất thường nào, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Ngày nay, nhiều người dùng tã giấy cho trẻ, tùy theo từng điều kiện, cha mẹ có thể cho trẻ dùng tã vải hay tã giấy, hoặc dùng xen kẽ cả hai loại tã giúp tiết kiệm chi phí. Nếu tã giấy cần chọn loại có kích cỡ thích hợp, có tính năng chống hăm, ngứa. Nếu cho con dùng tã vải, nên chọn loại có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt.
Đối với trẻ bú sữa mẹ có xu hướng đại tiện nhiều hơn trẻ bú sữa công thức, do chất dinh dưỡng trong sữa công thức tiêu hóa lâu hơn, nên trẻ bú sữa công thức đại tiện ít hơn. Trẻ bú sữa mẹ thường đại tiện 4 lần hoặc nhiều hơn, trong khi đó trẻ bú sữa công thức đại tiện khoảng 1 - 3 lần.
Mỗi lần bé đại tiện cha mẹ nên thay tã cho bé ngay. Thay xong phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm, theo hướng từ trước ra sau. Sau đó, nên thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho trẻ.
Ở trẻ sơ sinh làn da rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng. Ngày nay, có quá nhiều các sản phẩm chăm sóc da, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn và tuân thủ những nguyên tắc sau: Không dùng các loại xà phòng thô, bởi các sản phẩm này thường có độ kiềm cao, dễ làm kích thích da của trẻ. Cần làm sạch da trẻ với sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, phù hợp với sinh lý của da.
Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể khiến da bé mất nước. Vì vậy, nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc cho bé. Cần chú ý, không cọ xát, kể cả cọ xát nhẹ trên da bé, vì có thể gây tổn thương làn da của trẻ.
01/12/2022 08:50
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.