Đăng nhập sổ của bạn
Trẻ sơ sinh khóc dai dẳng, khi nào cần đi khám?
Cơn khóc dai dẳng ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là Colic là vấn đề thường gặp. Thực tế cho thấy, có những em bé sơ sinh phải trải qua những tháng đầu đời với những cơn khóc dai dẳng mà không giải thích được.
Triệu chứng này thường gặp ở trẻ từ 2 tuần đến 16 tuần tuổi, cơn khóc thường kéo dài khoảng 3 giờ hoặc hơn và hay xảy ra vào chiều tối.
Ngoài một số bệnh lý thực thể ở trẻ nhỏ cần được loại trừ, thì Colic là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Colic xảy ra ở 1/3 số trẻ, nó gây nên những cơn đau thắt, sau đó vài tuần triệu chứng tự khỏi mà không cần phải điều trị gì.
Colic thường bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 2 - 4 sau sinh và tăng dần đến 6 - 8 tuần tuổi. Trước khi vào cơn khóc, trẻ vẫn bú và chơi bình thường.
Sau đây là một số đặc điểm gợi ý trẻ có thể bị Colic:
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng nguyên nhân thật sự vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một số giả thuyết đưa ra để giải thích nguyên nhân bao gồm:
- Chế độ ăn của mẹ: Một số thức ăn mẹ ăn vào có thể gây dị ứng cho trẻ bú mẹ, thường gặp ở các loại thực phẩm như bắp cải, súp lơ, sô cô la, hành, sữa bò...
- Một số chất như nicotin, cafein... mà mẹ sử dụng cũng có thể gây Colic cho trẻ bú mẹ.
- Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.
- Trẻ chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ trong những tháng đầu đời.
Cha mẹ không nên tự chẩn đoán khi trẻ quấy khóc, mà nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được thăm khám để kiểm tra các bệnh lý gây đau bụng hoặc khó chịu ở trẻ nhỏ. Chẩn đoán Colic chỉ nghĩ đến khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
Cha mẹ không nên quá lo lắng, vì hội chứng này không kéo dài lâu ở trẻ, mà sẽ biến mất khi trẻ ở tháng thứ 3 và thứ 4. Tất cả những gì bố mẹ cần để đối phó với "thử thách" này là thời gian và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, vẫn có một số giải pháp hữu ích giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc xoa dịu cơn quấy khóc của trẻ:
Nếu cha mẹ quá lo lắng về vấn đề khóc dai dẳng hoặc trẻ có biểu hiện bất thường thì nên cho trẻ đi thăm khám, để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.
Ngoài ra, trẻ có các biểu hiện như: Ấm sốt, bú kém hay bỏ bú, khóc quấy kèm theo nôn ói, tiêu chảy… cũng cần đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
Với những trường hợp trẻ khóc liên tục, không có khoảng nghỉ hoặc sau khi khóc trẻ lừ đừ, không đáp ứng với tương tác từ cha mẹ… cũng cần phải đi khám ngay.
21/07/2023 21:02
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.