Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Uống trà hoa cúc có an toàn không?

Trà hoa cúc được làm từ hoa cúc, một loại thảo mộc được trồng trên khắp thế giới, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lại không an toàn cho một số người dùng…

1. Lợi ích của trà hoa cúc

Trà hoa cúc được pha chế như một loại đồ uống thảo dược bằng cách ngâm hoa cúc trong nước nóng. Mặc dù có nhiều loại hoa cúc nhưng hoa của cây hoa cúc Đức và hoa cúc La Mã được sử dụng phổ biến nhất trong trà.

Hoa cúc có lịch sử lâu đời được sử dụng như một loại trà hỗ trợ chữa bệnh, có thể có từ thời La Mã cổ đại, Ai Cập và Hy Lạp. Các nghiên cứu gần đây khám phá những tác dụng tăng cường sức khỏe tiềm tàng, cũng như các hợp chất có lợi có trong hoa cúc, chẳng hạn như flavonoid (chất phytochemical hoạt động như chất chống oxy hóa), terpenoid (hóa chất hữu cơ tự nhiên) và coumarin (một loại hóa chất thơm)… là những chất xuất hiện tự nhiên trong thực vật có đặc tính chữa bệnh. Ngày nay, mọi người uống trà hoa cúc để giải quyết các vấn đề về sức khỏe như khó ngủ, giảm lo lắng cũng như các vấn đề về tiêu hóa…

Trà hoa cúc có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

- Hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn: Một số người uống trà hoa cúc để thư giãn trước khi đi ngủ và ngủ ngon hơn. Hoa cúc chứa nhiều loại hợp chất, chẳng hạn như apigenin (một loại flavonoid được tìm thấy tự nhiên trong thực vật hoạt động như một chất chống oxy hóa), mang lại tác dụng làm dịu, hỗ trợ thư giãn và giảm lo lắng để giúp dễ ngủ hơn.

- Làm giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa: Uống trà hoa cúc có thể cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, viêm loét đại tràng và các rối loạn tiêu hóa khác. Tính chất đắng nhẹ của trà cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu cũng như kích thích tiêu hóa một cách nhẹ nhàng.

- Có thể làm giảm các triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Uống trà thảo dược nóng, bao gồm cả trà hoa cúc, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của PMS. Hoa cúc có thể giúp giảm lo lắng, đầy hơi và làm dịu cơn đau dạ dày. Uống trà hoa cúc nóng cũng có thể làm giảm viêm, đau và co thắt ở xương chậu, điều này đặc biệt hữu ích đối với chứng chuột rút kinh nguyệt.

- Có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu: Trà hoa cúc có chứa các hợp chất như apigenin và quercetin. Trong nghiên cứu sơ bộ các hoạt chất này đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu.

Đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của trà cũng góp phần gián tiếp vào việc điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn bằng cách giải quyết tình trạng kháng insulin và căng thẳng oxy hóa (làm tổn thương tế bào) gây ra.

- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Các hợp chất hoạt tính sinh học của trà hoa cúc mang lại lợi ích tiềm năng cho sức khỏe tim mạch, do hoa cúc có thể giúp giảm viêm, điều hòa huyết áp và giảm cholesterol… Điều này là do sự hiện diện của flavonoid trong trà, có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

2. Tác dụng phụ của trà hoa cúc

Trà hoa cúc thường được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận là an toàn khi sử dụng trong thực phẩm. Mặc dù không phổ biến nhưng các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt và phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở một số người sử dụng các sản phẩm hoa cúc, bao gồm cả trà hoa cúc.

Trà hoa cúc có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như warfarin (thuốc làm loãng máu)

Hoa cúc thường được coi là an toàn khi tiêu thụ với lượng có trong trà, nhưng một số người có thể cần hạn chế ăn hoặc tránh hoàn toàn:

- Những người dị ứng với cỏ phấn hương: Do hoa cúc là một thành viên của họ cỏ phấn hương nên những người bị dị ứng với cỏ phấn hương, có thể trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng khi uống trà hoa cúc.

- Người mang thai, cho con bú: Các nghiên cứu còn hạn chế về việc uống trà hoa cúc khi mang thai hay khi cho con bú.

- Tương tác thuốc: Loại trà thảo dược này cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như warfarin (thuốc làm loãng máu) và cyclosporine (thuốc ức chế miễn dịch dùng để ngăn ngừa đào thải các cơ quan cấy ghép), thuốc trị đái tháo đường… Do đó những người đang dùng các loại thuốc này cần thận trọng dùng.

- Hoa cúc là thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao (là các loại carbohydrate, bao gồm đường dễ gây viêm đường tiêu hóa và kém hấp thu vào ruột ở một số người và gây ra khí, chướng bụng và đau), nên những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể gặp nhiều triệu chứng hơn khi uống loại trà này.

Để an toàn, những người sử dụng trà hoa cúc cho mục đích y tế nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe, đặc biệt với những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc đang dùng các loại thuốc khác.
 

03/01/2024 15:35

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Trịnh Nguyên

Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Minh Cường

Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

Bảo Lâm

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Vũ Thị Tuyết Mai

Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

Hoàng Nam

Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Vân Anh

Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thu Phương

Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Mỹ Uyên

Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

Thiên Châu

Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.