Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Vẹo cột sống ở trẻ nguyên nhân, biểu hiện và các biện pháp phòng ngừa

Cong vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, chiếm khoảng 1 - 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, trong đó số trẻ em bị bệnh chiếm từ 0,5 đến 1% dân số.

Vẹo cột sống ở trẻ do đâu?

Tình trạng cong vẹo cột sống thường được phát hiện ở tuổi dậy thì, bởi đây là giai đoạn cột sống của trẻ biến dạng rất nhanh. Theo ước tính, có từ 2 - 3% trẻ trong độ tuổi này có thể bị cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, không ít trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa khám rất muộn vì sự chủ quan từ cha mẹ.

Có 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh vẹo cột sống ở trẻ em:

- Nhóm 1: Tự phát, không có nguyên nhân rõ ràng, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì

- Nhóm 2: Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh của cột sống như tật nửa thân đốt sống, dính đốt sống... gây nên vẹo cột sống

- Nhóm 3: Tư thế như ngồi học không đúng, mang vác quá nặng, hoặc kích thước bàn ghế học không phù hợp với lứa tuổi, do bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chấn thương do tai nạn...

Tình trạng cong vẹo cột sống thường được phát hiện ở tuổi dậy thì.

Biểu hiện vẹo cột sống

Cha mẹ có thể khám sàng lọc cho con em mình bằng những kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện.

Cho trẻ cởi bớt quần áo, làm sao phần thân và hai chân để hở, tháo bỏ giày dép, đứng thẳng, hai gót chân chụm vào nhau.

Người khám quan sát hai bờ vai, hai mỏm xương bả vai, mào chậu. Trong trường hợp bị vẹo cột sống, người khám có thể nhìn thấy những bất thường như:

- Vai cao vai thấp, hai vai dốc không đều;

- Xương bả vai nhô ra, bên cao bên thấp, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau;

- Hai mào chậu không cân đối, bên thấp bên cao. Trường hợp này có thể do chân dài chân ngắn, dẫn đến lệch trọng tâm cơ thể và vẹo cột sống do tư thế;

- Cho trẻ cúi xuống, người khám dùng ngón tay miết dọc theo các gai đốt sống hoặc dùng bút, thỏi son đánh dấu các gai đốt sống. Sau đó cho trẻ đứng thẳng, quan sát các điểm đánh dấu.

Trong trường hợp bị vẹo cột sống, các đốt sống ít nhiều bị xoay vặn làm cho các gai đốt sống bị lệch, các điểm đánh dấu không nằm trên một đường thẳng, mà bị lệch sang phải hoặc sang trái.

Trên thực tế ghi nhận, mốt quần áo của trẻ bây giờ rộng thùng thình, người lớn khó nhận ra bất thường cơ thể của trẻ. Nhiều trường hợp phát hiện sự bất thường khi trẻ tắm biển, với dấu hiệu lưng không thẳng.

Vì vậy, khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám chẩn đoán xác định, để được tư vấn về các biện pháp dự phòng và điều trị kịp thời. Nếu trẻ bị vẹo cột sống 25 độ, cần dùng áo nẹp chỉnh hình cột sống.

Tóm lại: Bệnh cong vẹo cột sống không phải bệnh nguy hiểm, không gây tác hại nghiêm trọng tức thời. Tuy nhiên, bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của một thế hệ trong tương lai.

Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm trẻ ngồi học không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung, dẫn đến ảnh hưởng xấu kết quả học tập. Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu (đặc biệt đối với trẻ gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành). Cơ thể lệch, bước đi không cân đối, bước đi không đều, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Để phòng tránh cong vẹo cột sống ở trẻ, cần cho trẻ ngồi bàn ghế học tập cần có kích thước phù hợp với chiều cao của trẻ đối với từng cấp học khi sử dụng.Tạo thói quen ngồi đúng tư thế cho trẻ. Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75 - 105 độ), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4 - 6 cm, lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn.Nếu không tạo thành thói quen đúng ngay từ những ngày đầu đi học, sau này rất khó sửa chữa, dù bàn ghế phù hợp, trẻ vẫn ngồi sai. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra cong vẹo cột sống, mà còn có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác, khiến nguy cơ mắc tật cận thị cao.Trẻ không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp đi học phải có 2 quai, khi sử dụng trẻ cần đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.Lập thời gian biểu cụ thể cho học tập, vui chơi giải trí, lao động, nghỉ ngơi hợp lý ở trường cũng như ở nhà, sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, cho từng cấp học. Tăng cường hoạt động vận động ngoài trời, rèn luyện thể dục thể thao.Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, nhất là các bữa chính. Đặc biệt, cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.

 

03/09/2023 16:24

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.