Đăng nhập sổ của bạn
Viêm bờ mi dễ bị biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm bờ mi là căn bệnh thường gặp, đặc biệt bệnh lý này có nguy cơ tái phát cao. Nhiều người chủ quan về căn bệnh này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Viêm bờ mi là gì?
Viêm bờ (tên gọi khác mí mắt) là tình trạng sưng viêm các tuyến dầu của mi mắt, khu vực lông mi phát triển. Viêm mí mắt dẫn đến tình trạng mi bị viêm ở gốc mi trên và mi dưới của người bệnh.
Khi bị viêm bờ mi, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng sau:
- Mí mắt ngứa ngáy, sưng, đỏ, phù nề
- Cảm giác nóng rát, cộm như có dị vật trong mắt
- Chảy nước mắt, nhiều ghèn mắt
- Xuất hiện vảy gàu màu trắng ở chân lông mi
- Xuất hiện mủ ở chân lông mi, loét, rụng lông mi, lộn mi
- Nhạy cảm với ánh sáng, đôi khi bệnh nhân có cảm giác nhìn mờ
Bệnh viêm bờ mi nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác về mắt chẳng hạn như: chứng lẹo mắt, chắp, các vấn đề với phim nước mắt (chảy nước mắt nhiều, khô mắt) từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc…
Thống kê cho thấy, viêm bờ mi chiếm 71% bệnh lý viêm về mắt. Các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhấn mạnh, đây là căn bệnh dễ tái phát nếu ngừng điều trị. Đặc biệt, viêm bờ mi nặng dần theo tuổi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Các biến chứng của viêm bờ mi và cách điều trị
Theo chia sẻ của các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, có rất nhiều biến chứng khác nhau của viêm bờ mi, trong đó có những biến chứng điển hình như:
- Mí mắt: Các lông mi nên được đánh giá cẩn thận vì tình trạng viêm mãn tính có thể dẫn đến bệnh lông xiêu, bệnh rụng lông mi, bệnh mất sắc tố của lông mi hoặc bệnh lông mi mọc bất thường từ các lỗ tuyến meibomian. Viêm mãn tính có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc mi dẫn đến quặm (mí mắt quay vào trong) hoặc lật mí (mí mắt quay ra ngoài)
- Biến chứng tại mi: chắp mi, lẹo mi, sẹo bờ mi, quặm mi, trễ mi
- Kết mạc: Viêm kết mạc lan tỏa là phổ biến nhưng không đặc hiệu ở người bệnh viêm bờ mi. Viêm bờ mi cũng có thể được kết hợp với phản ứng nhú kết mạc, xuất hiện dưới dạng các nốt sần có đầu phẳng nổi lên với các mạch máu trung tâm.
- Giác mạc: Bất thường giác mạc là biến chứng không thường xuyên của viêm bờ mi, được nhìn thấy rõ nhất bằng đèn khe và có thể bao gồm:
Ăn mòn: Ăn mòn giác mạc thường thấy nhất ở những vị trí bờ mi ngang qua giác mạc ở các vị trí 2, 4, 8 và 10 giờ. Sự ăn mòn biểu mô có thể xuất hiện ở 1/3 dưới của giác mạc. Các vết ăn mòn có thể liên quan đến khô mắt.
Thâm nhiễm: Thâm nhiễm giác mạc rìa có thể xảy ra như một phản ứng quá mẫn với các kháng nguyên tụ cầu. Chúng xuất hiện ở vùng rìa (ranh giới của giác mạc và củng mạc).
Nốt: Nốt giác mạc phát triển gần rìa và sau đó lan rộng lên giác mạc, mang theo một chuỗi mạch phía sau. Chúng được coi là một dạng phản ứng quá mẫn khác với các kháng nguyên của tụ cầu.
Loét: Hiếm khi loét giác mạc rìa có thể phát triển trong bệnh cảnh viêm bờ mi. Nhưng nếu có phải được phát hiện sớm và điều trị thích hợp để tránh tiến triển đến thủng giác mạc.
Sẹo: Kích ứng mãn tính và thâm nhiễm giác mạc tái phát có thể dẫn đến sẹo và phát triển mộng thịt
Các phát hiện khác về tình trạng viêm mãn tính bao gồm tân mạch và giãn mạch máu ở bờ mi, dày da mi, đường viền mi không đều, và các vết loét dọc theo bờ mi.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết, các biến chứng trên ảnh hưởng đến sức khoẻ thị lực và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Vì thế, khi có các triệu chứng của viêm bờ mi như chúng tôi vừa kể ở trên, người bệnh nên chú ý chăm sóc mắt nhiều hơn bằng các bệnh pháp như: chườm ấm, xoa bóp, rửa mi mắt, sử dụng nước mắt nhân tạo, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh...
Những trường hợp nặng hơn, cần đến gặp các bác sĩ nhãn khoa hoặc các cơ sở khám bệnh về mắt uy tín để được khám và xây dựng liệu trình điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài dẫn đến những biến chứng nguy.
29/12/2022 20:11
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.