Đăng nhập sổ của bạn
Viêm kết mạc mùa xuân có lây không?
Viêm kết giác mạc mùa xuân là một hình thái lâm sàng của viêm kết mạc dị ứng, gặp chủ yếu ở nam giới, tuổi thanh thiếu niên. Bệnh thường tiến triển mạn tính, theo mùa và hay có những đợt kịch phát.
Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh lý không lây lan cho người khác, bởi yếu tố gây bệnh không phải do vi khuẩn và virus. Nhưng bệnh lại có liên quan đến yếu tố di truyền và thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng. Những yếu tố dị ứng này xuất hiện khắp mọi nơi. Chính vì thế, những người có cơ địa dị ứng cần chủ động tránh xa các tác nhân gây bệnh để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Bệnh viêm kết mạc dị ứng xảy ra do phản ứng của cơ thể với dị nguyên, như phấn hoa và lông thú nuôi. Dị nguyên là những chất có tính kháng nguyên, khi xâm nhập vào cơ thể có yếu tố cơ địa dị ứng sẽ sinh ra các kháng thể và các phản ứng quá mẫn cảm, biểu hiện bệnh lý ở một hay nhiều cơ quan.
Bệnh xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, nên bệnh nhân bị viêm kết mạc mùa xuân thường có thêm các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa… Khi bị dị ứng, mắt của người bệnh trở nên nhạy cảm quá mức với lông thú nuôi, bụi… Khi một vật lạ (hạt phấn hoa, bụi…) rơi vào mắt, kết hợp với một kháng thể làm vỡ một loại tế bào ở mắt được gọi là dưỡng bào, dưỡng bào này vỡ sẽ làm thoát ra các hoạt chất gây ngứa, đỏ, phù…
Viêm kết mạc mùa xuân cũng có liên quan mật thiết với sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa (nhất là xuân hè), ánh nắng, thay đổi nội tiết và yếu tố di truyền.
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm kết giác mạc mùa xuân là điêu trị triệu chứng tại mắt bằng các loại thuốc chống dị ứng, chống viêm kết hợp với điều trị chuyên khoa dị ứng.
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân cần điều trị kiên trì. Có rất nhiều thuốc uống và thuốc nhỏ mắt đáp ứng rất tốt với bệnh viêm kết mạc mùa xuân, nhưng người bệnh không nên tự ý mua thuốc dùng mà cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Khi đi khám, người bệnh cần nêu rõ tiền sử dị ứng của mình để bác sĩ có thể chẩn đoán về dị nguyên và kê thuốc phù hợp.
Bệnh hay tái phát, nhưng người bệnh không nên chủ quan tự sử dụng theo đơn thuốc cũ. Vì cùng một bệnh nhưng ở mỗi thời điểm có thể sẽ phải dùng những loại thuốc khác nhau tùy mức độ viêm. Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với dị nguyên để không tái phát bệnh.
Chú ý, việc dùng kéo dài một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh (ví dụ như thuốc có thành phần corticoid…) sẽ gây những tác dụng phụ ở mắt. Trường hợp bệnh nặng đã có biến chứng vào giác mạc, cần phải điều trị lâu dài và đúng cách dưới sự chăm sóc của các bác sĩ chuyên khoa.
Khi bị viêm kết mạc dị ứng, tránh day dụi mắt vì có thể khiến mắt bị viêm nặng hơn, thậm chí có thể gây xước giác mạc ảnh hưởng đến thị lực.
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân hay có những đợt kịch phát dù có điều trị liên tục. Một số trường hợp bệnh có thể thuyên giảm khi bệnh nhân đến tuổi dậy thì. Nếu không được điều trị viêm kết mạc mùa xuân có thể gây tổn thương giác mạc bao gồm: Viêm giác mạc, loét giác mạc, loét thủng giác mạc, sẹo giác mạc. Hoặc có thể biến chứng do dùng thuốc có Corticoid (tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể).
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân không thể tránh hoàn toàn được nhưng có thể phòng ngừa và hạn chế việc làm bùng phát bệnh bằng các lưu ý sau:
• Nếu có cơ địa dị ứng cần hạn chế tối đa tiếp xúc với dị nguyên có thể gây dị ứng (bụi, phấn hoa, lông vật nuôi…).
• Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và không đưa tay bẩn dụi lên mắt.
• Vệ sinh nhà cửa, vị trí làm việc sạch sẽ để hạn chế bụi.
• Không cắm, trồng quá nhiều hoa trong nhà, nhất là trong thời gian đang xảy ra dị ứng thì nên cách ly với phấn hoa.
• Nên đeo kính khi đi đường để hạn chế bụi bay vào mắt.
• Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Viêm kết mạc mùa xuân gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Do vậy, việc điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ là cần thiết để làm giảm những khó chịu tại mắt, nhanh khỏi và tránh gây ra các biến chứng không đáng có. Nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và có lối sống lành mạnh là cách để nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.
16/02/2024 15:16
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.