Đăng nhập sổ của bạn
Xuất hiện lại ca đậu mùa khỉ, điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Mới đây ngành y tế tỉnh Đồng Nai và Bình Dương ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin đã có 8 người tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ và đang được theo dõi
Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con. Như vậy, nguy cơ đậu mùa khỉ lây lan thành dịch là rất lớn. Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.
Trở lại lịch sử bệnh, từ năm 1970, bệnh đậu mùa khỉ lưu hành tại 11 quốc gia châu Phi và hầu như không ghi nhận các ca bệnh tại khu vực khác. Đến tháng 5/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo ghi nhận ca bệnh tại một số khu vực châu Âu (chùm ca bệnh đầu tiên ghi nhận tại Anh). Đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại các nước ngoài khu vực châu Phi. Từ đó dịch bệnh đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng, lãnh thổ ghi nhận ca bệnh. Hiện một số quốc gia gần Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập.
Ngày 23/7/2022, Tổng giám đốc WHO công bố đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ hiện nay đáp ứng các tiêu chí đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế theo Điều lệ Y tế quốc tế. Hiện vẫn còn nhiều thông tin về bệnh cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm, đặc biệt là về phương thức lây truyền của virus.
Theo Cục Y tế dự phòng, nguyên tắc điều trị đậu mùa khỉ cần:
- Thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định;
- Điều trị triệu chứng là chủ yếu;
- Đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý;
- Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…) theo khuyến cáo của WHO và các quy định của Việt Nam.
- Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.
Phân tuyến điều trị
- Tại y tế xã/phường, quận/huyện: Ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh.
- Tuyến tỉnh, trung ương: ca ệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai); ca bệnh có biến chứng nặng.
- Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị:
Người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ nên thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các ca bệnh nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ:
- Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh.
- Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
- Có bệnh cảnh lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ.
Ca bệnh xác định là trường hợp có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với virus đậu mùa khỉ. Dựa trên triệu chứng sốt, phát ban và hạch to, cần chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh đậu mùa, thuỷ đậu, herpes lan tỏa và tay chân miệng.
Trong trường hợp bệnh nhân được phép chữa trị đậu mùa khỉ tại nhà theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cần tuân thủ nghiêm ngặt những điều cần lưu ý sau:
Sử dụng thuốc:
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị đậu mùa khỉ. Tiêm vaccine đậu mùa có thể phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên hiệu quả của vaccine đậu mùa giảm dần theo thời gian.
Cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân. Khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ, người dân nên báo ngay cho các đơn vị y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ, tránh nguy cơ lây lan và bùng phát thành đại dịch.
2. Cách nào để phòng bệnh đậu mùa khỉ?
Theo Cục Y tế dự phòng, các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm đậu mùa khỉ bao gồm:
27/09/2023 14:22
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.