Đăng nhập sổ của bạn
3 món cháo hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu
Theo Đông y, bệnh thủy đậu do một loại "tà độc" phát tác theo thời tiết khí hậu gây nên. Tà độc thâm nhập vào cơ thể theo đường mũi, miệng và rất dễ lây lan...
Thủy đậu lúc mới phát có những triệu chứng giống như cảm mạo: Phát sốt, đau đầu, ho, hắt hơi, chán ăn, người bứt rứt khó chịu...
Sốt thường không cao. Trong quá trình phát sốt, hoặc sau khi phát sốt 1-2 ngày, trên đầu, mặt xuất hiện những nốt chẩn đỏ, sờ tay vào thấy hơi cồm cộm; tiếp đó trên người, rồi ở chân và tay cũng xuất hiện một số nốt chẩn. Nốt chẩn to dần trong như giọt sương, chân có viền đỏ (phát ban dạng phỏng nước)
Các nốt thủy đậu trên cơ thể theo tập trung chủ yếu ở đầu mặt và trên người, chân và tay đậu mọc thưa hơn, bàn chân và bàn tay ít.
Thủy đậu, nói chung là một bệnh lành tính, không nguy hiểm như bệnh sởi, hoặc bệnh đậu mùa. Trường hợp nhẹ có thể tự khỏi, không phải dùng thuốc. Khi khỏi bệnh không để lại sẹo trên da. Sau khi các mụn nước đóng vẩy và rụng, chỉ để lại những vết thâm mờ trên da, một thời gian sau, da dần dần trở lại bình thường.
Người đã bị thủy đậu một lần, thường không bao giờ mắc lại nữa, vì cơ thể đã tạo được miễn dịch lâu dài. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nặng, nếu không giữ gìn và điều trị kịp thời, có thể bị bội nhiễm, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cầu thận, viêm loét da.
Đặc biệt, nguy cơ xảy ra biến chứng đối với người lớn tuổi bị suy giảm miễn dịch cao gấp 25 lần so với trẻ em, phổ biến nhất là nhiễm khuẩn thứ phát tại các mụn nước bị vỡ, mất nước, viêm phổi và ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương.
Khi bị thủy đậu, ăn uống nói chung cần thanh đạm. Nên sử dụng các loại thức ăn mềm và thức ăn lỏng.
Cần kiêng kỵ các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế các loại thịt, như thịt gà, thịt vịt...
Thủy đậu thường kèm theo tình trạng "nhiệt độc uất kết", do đó đối với các loại thức ăn có tính táo nhiệt (khô, nóng), cũng cần hạn chế. Trường hợp có sốt cao, cần uống thêm nước, để bù lại phần nước đã bị hao hụt trong quá trình thân nhiệt tăng cao.
Để trị bệnh thủy đậu, cùng với các vị thuốc Nam, cũng có thể sử dụng một số loại cháo có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc lợi thấp để hỗ trợ và điều trị.
- Thành phần: Ý dĩ 30g, gạo tẻ 50g, nước lượng thích hợp, nấu thành cháo. Khi cháo chín, thêm lượng đường phèn hoặc đường kính vừa đủ, trộn đều; chia ăn 2 lần trong ngày, ăn liền 5 ngày.
- Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, dùng trong trường hợp bệnh thủy đậu có những biểu hiện thấp nhiệt tương đối nặng. Cũng có thể thêm kim ngân hoa 15g, sắc lấy nước, hòa vào cháo ý dĩ sau khi đã nấu chín, để tăng cường tác dụng thanh nhiệt giải độc hóa thấp.
Đối với thủy đậu thể nhẹ, nói chung chỉ cần sử dụng một loại cháo này, không cần dùng thêm thuốc men khác.
- Thành phần: Hoa mai 30g, lục đậu (đậu xanh) 30g, gạo tẻ 60g; sắc mai hoa lấy nước để riêng, đậu xanh và gạo tẻ vo sạch, thêm nước, nấu thành cháo; cháo chín, cho nước sắc hoa mai vào, thêm lượng thích hợp đường phèn hoặc đường kính, trộn đều; chia ra 2 lần ăn trong ngày.
Nếu không có hoa mai, có thể tăng lượng đậu xanh lên 50g, để cả vỏ, vẫn có tác dụng tốt.
- Công dụng: Thanh nhiệt thấu biểu, dưỡng âm giải độc; dùng trong trường hợp bệnh thủy đậu nặng.
- Thành phần: Trúc diệp (lá tre) 15g, sinh thạch cao 15g; sắc lấy nước, bỏ bã, thêm 50g gạo tẻ đã vo sạch vào nấu thành cháo. Cháo chín thêm lượng thích hợp đường trắng vào trộn đều, chia ăn 2 lần trong ngày, ăn liền 3-5 ngày.
- Công dụng: Thanh giải nhiệt độc, thích hợp với giai đoạn cuối của bệnh thủy đậu, khi đã hết sốt và nốt đậu đã đóng vẩy.
13/02/2023 09:10
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.