Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

4 thảo dược giúp tăng sức đề kháng khi thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, cảm cúm, nhức đầu... Để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, bạn có thể bổ sung một số loại thảo dược sau đây.

Sức đề kháng hay hệ miễn dịch là cơ chế phòng vệ của cơ thể, bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất độc môi trường. Để sở hữu sức đề kháng khỏe mạnh, cơ thể cần được nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. ‏

‏Đặc biệt, thảo dược và gia vị là những nguyên liệu giúp tăng sức đề kháng mà dân gian ta đã sử dụng và lưu truyền hàng chục thế kỷ qua.

Dưới đây là các loại thảo dược và gia vị tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên lưu trữ trong căn bếp của gia đình:‏

1. Gừng - Thảo dược tăng sức đề kháng hiệu quả

Gừng là thảo dược tăng sức đề kháng và là trợ thủ đắc lực phòng ngừa các bệnh khi thay đổi thời tiết.

Gừng (‏Zingiber officinale) ‏là gia vị quen thuộc, cũng là thảo dược được sử dụng phổ biến trong Đông y. Thành phần chính của gừng là ‏‏gingerol và shogaol, có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. ‏Suốt nhiều thế kỷ qua, gừng là liệu pháp làm ấm cơ thể hiệu quả, hỗ trợ chữa trị cảm lạnh, đau đầu, buồn nôn và nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.‏

Tiêu thụ gừng mỗi ngày với liều lượng phù hợp có thể tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh mạn tính, đồng thời hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng sau các cơn cảm lạnh, cảm cúm thông thường. ‏

Gợi ý cách dùng: Tận dụng gừng trong chế biến món ăn hàng ngày như thêm vài lát gừng vào các món luộc hoặc ướp thịt, cá với gừng. Ngoài ra, một tách trà gừng tươi, hãm trong 10 phút, có hiệu quả giảm bớt các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian bị bệnh.‏

‏2. Nghệ

‏Nghệ (‏Curcuma longa‏) có màu sắc vàng tươi và đã được sử dụng lâu đời để chữa trị tình trạng viêm nhiễm, vấn đề về da, xương khớp và hô hấp...‏

‏‏Thành phần chủ yếu của nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả.Ngoài ra, curcumin được sử dụng để giảm đau, viêm xương khớp với hiệu quả tương đương thuốc kháng viêm không steroid - NSAID (như ibuprofen, diclofenac, celecoxib…) mà không có tác dụng phụ.‏

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng curcumin từ nghệ có khả năng kích hoạt các tế bào T và tế bào B, tăng cường đáp ứng kháng thể của cơ thể, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, bổ sung curcumin từ nghệ giúp tạo bức tường thành vững chắc ngăn các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh ghé thăm.‏

‏Gợi ý cách dùng: Cơ thể hấp thụ tốt các dược chất từ nghệ khi kết hợp cùng chất béo. Vì thế, bạn có thể kết hợp nghệ với cá, trứng, bơ, dầu thực vật (dầu olive, dầu dừa) để chế biến các món ăn hàng ngày như cà ri, súp, cá, thịt nướng. Đặc biệt, nghệ kết hợp cùng sữa và tiêu đen giúp tăng cường sinh khả dụng của curcumin, tạo ra một thức uống vừa thơm ngon vừa tăng khả năng hấp thụ hết các dược chất từ nghệ.‏

3. Bạc hà

Bạc hà là một loại thảo dược tăng sức đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh cảm lạnh, cảm cúm.

‏Bạc hà (Mentha arvensis) là thảo dược có mùi thơm đặc trưng, nổi tiếng với khả năng làm mát, được sử dụng phổ biến ở cả dạng tươi và khô với nhiều dược tính tốt cho sức khỏe hô hấp, tiêu hóa và tinh thần.

Bạc hà chứa thành phần chính là flavonoids với các đặc tính chống viêm, chống virus, chống oxy hóa. Ngoài ra, bạc hà giàu các thành phần như phốt pho, canxi, vitamin A, D, E và C, giúp bảo vệ các tế bào, hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.‏

Nghiên cứu‏ ‏‏đã chứng minh thành phần menthol trong bạc hà là liệu pháp được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, giúp thông thoáng đường hô hấp trên và giảm đau hiệu quả. Vì thế, bạc hà là thảo dược tăng sức đề kháng hiệu quả, giúp phòng ngừa và làm nhanh lành bệnh.

‏Gợi ý cách dùng: Một tách trà bạc hà mạnh (3 - 5g bạc hà khô) có thể giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm nhanh chóng. Xông tinh dầu bạc hà cũng giúp thông thoáng đường hô hấp trên. Ngoài ra, bạc hà còn là gia vị, rau nêm có thể kết hợp đa dạng với nhiều món ăn, thức uống khác nhau.‏

4. Quế

Quế cũng là thảo dược tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

‏Quế (‏Cinnamomum) là gia vị làm ấm nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng cùng hương vị nổi bật. ‏‏Thành phần chính của quế gồm ‏‏cinnamaldehyde, các chất chống oxy hóa polyphenol mạnh với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus.‏

‏Suốt nhiều thế kỷ qua, quế là nguyên liệu đã được sử dụng phổ biến trong các món ăn, món tráng miệng với hiệu quả bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, xương khớp. ‏Đặc biệt, ‏quế chứa dược tính chống oxy hóa cao hơn cả bạc hà và gừng. Vì thế, quế cũng là thảo dược tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng bệnh cảm mạo.‏

‏Gợi ý cách dùng: Bột quế có thể kết hợp hài hòa với các món ăn đa dạng, lẫn thức uống như món nướng, salad, súp, cà phê hoặc sữa. Thanh quế hầm với táo hoặc lê sẽ tạo ra món súp làm ấm cơ thể thơm ngon hoặc bạn có thể pha một tách trà hoa cùng thanh quế để hỗ trợ hệ tiêu hóa sau bữa ăn.‏

‏Bên cạnh bổ sung đầy đủ các dưỡng chất từ thực phẩm và sử dụng thảo dược, gia vị hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bạn cần có chế độ vệ sinh và nghỉ ngơi hợp lý. Rửa sạch tay với xà phòng, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng... đồng thời, thường xuyên rèn luyện thể thao và đảm bảo ngủ đủ. Giấc ngủ chất lượng sẽ hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả và nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể.‏

25/07/2023 17:07

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Trịnh Nguyên

Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Minh Cường

Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

Bảo Lâm

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Vũ Thị Tuyết Mai

Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

Hoàng Nam

Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Vân Anh

Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thu Phương

Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Mỹ Uyên

Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

Thiên Châu

Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.