Đăng nhập sổ của bạn
7 cách dùng quả dâu chữa bệnh
Quả dâu là loại quả tụ hoa, thuộc loài thực vật họ dâu - thứ cây dùng lá để nuôi tằm. Trong Đông y lấy tên thuốc là
Để làm thuốc, cuối mùa xuân đầu mùa hạ chọn mua hoặc thu hái quả dâu đã chín, màu đỏ tím, rửa sạch, để ráo, sấy khô hoặc ngâm đường, ướp mật ong, chế thành cao… bảo quản dùng dần.
Theo đông y, quả dâu tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về kinh tâm, can, thận; có công hiệu tư âm bổ huyết, sinh tân nhuận táo; hỗ trợ và điều trị mất ngủ, râu tóc bạc sớm, nội nhiệt tiêu khát, huyết hư, đại tiện táo Thích hợp với người bị bệnh chóng mặt ù tai, tim đập hốt hoảng,...
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quả dâu hàm chứa các chất đường, acid hữu cơ, vitamin B1, B2, C... có tác dụng bảo vệ thành mạch, tăng độ lưu thông của các mạch máu, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Trái dâu chín rửa sạch, để ráo, hong khô. Cho dần dâu vào chiếc bình lớn, trên mỗi lớp trái dâu phủ một lớp đường trắng. Mỗi 1 kg trái dâu cần dùng từ 1-1,2 kg đường trắng. Để khỏi bị mốc, có thể cho thêm 30-50ml rượu trắng. Sau khoảng một tháng có thể chắt lấy nước dùng dần.
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 30ml xi-rô dâu, hòa với nước đã đun sôi uống.
Tác dụng: Dùng cho người nhức đầu, mất ngủ, hay quên, đại tiện táo.
Quả dâu chín 1-2 kg. Rửa sạch, hong khô, dùng máy ép hoa quả, ép lấy nước cốt, đổ vào nồi nhôm (không dùng đồ sắt), cô đặc lại thành cao dẻo (cô tới khi dùng dao rạch sâu xuống, hai mép không khép ngay lại với nhau là được). Chờ nguội, cho vào lọ nút kín dùng dần.
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, hòa nước ấm uống.
Tác dụng: Dùng cho người thiếu máu, suy nhược thần kinh, mất ngủ, táo bón kinh niên...
Quả dâu tươi 500g rửa sạch, bỏ vào nồi nhôm, cho 200 ml mật ong vào, đun nhỏ lửa cho sôi, quấy đều là được. Để nguội cho vào chai dùng dần. Có thể uống thường xuyên.
Tác dụng: Dùng cho người suy nhược cơ thể, đại tiện bí, mất ngủ, suy giảm trí nhớ...
Quả dâu chín 1kg, mật ong 300ml. Quả dâu rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước ngập trên mặt 3cm, đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa 30 phút, sắc 2 lần, sau mỗi lần chắt lấy nước cốt; hợp hai nước lại, cô nhỏ lửa cho tới khi đặc lại như mật, thêm mật ong vào trộn đều, đun sôi lại là được. Chờ nguội, cho vào lọ nút kín dùng dần.
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê, hòa vào nước ấm uống.
Tác dụng: Dùng cho người bị mất ngủ, hay quên, mắt kém, tai ù, đại tiện táo kết
Quả dâu 30g, táo nhân 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm, tối.
Tác dụng: Dùng cho người huyết hư mất ngủ.
Quả dâu 30g, bách hợp 30g, táo tầu 10 quả, thanh quả (quả trám) 9g. Sắc uống ngày 1 lần, 2 tuần là 1 liệu trình.
Tác dụng: Hỗ trợ và điều trị các bệnh về da, viêm da, vết thương phần mềm lở loét, hăm da, thồm lồm tai…
Quả dâu 30g, câu kỷ tử 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm, tối.
tác dụng: Dùng cho người âm huyết bất túc, đau mỏi lưng gáy, hoa mắt, chóng mặt, ù tai....
24/03/2023 10:09
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.