Đăng nhập sổ của bạn
Áp xe thành sau họng biến chứng nguy hiểm của viêm VA
Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.
Áp xe thành sau họng chính là hóa mủ hạch Gillet ở khoang sau họng. Khoang sau họng kéo dài từ nền sọ đến trung thất sau và được bao bọc cân trước sống và cân họng. Khoang sau họng chứa các chuỗi hạch bạch huyết dẫn lưu qua vòm họng. Những chuỗi hạch bạch huyết này chỉ có ở trẻ nhỏ và teo dần sau khi trẻ 8 tuổi.
Khi áp xe thành sau họng phát triển về kích thước, có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp trên và ngạt, dẫn đến tử vong.
Biểu hiện lâm sàng điển hình là ở trẻ dưới 8 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tuổi. Sau viêm VA khoảng 2 tuần sẽ xuất hiện:
Lưu ý: Thăm khám nhẹ nhàng, nên để người bệnh nằm nghiêng và phải do bác sĩ Tai Mũi Họng có kinh nghiệm, có sẵn máy hút dịch họng, tránh vỡ sặc vào đường thở gây khó thở.
Người bệnh sẽ được làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, các xét nghiệm được chỉ định là:
Áp xe thành sau họng phát triển nhanh với nhiều diễn biến phức tạp, bệnh nhân cần được đi cấp cứu và điều trị đúng cách. Việc điều trị có thể là nội khoa hoặc ngoại khoa.
Những bệnh nhân có biểu hiện tổn thương đường thở nên trích rạch dẫn lưu sớm. Không có bằng chứng cho thấy bệnh nhân có áp xe hơn 3 cm có thể điều trị nội khoa đơn thuần.
Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân phải được theo dõi đường thở cẩn thận khi điều trị áp xe sau họng, đặc biệt là trong 24 - 48 giờ đầu điều trị.
Để phòng bệnh áp xe thành sau họng, cần thực hiện nguyên tắc sau:
Tóm lại: Thông thường, áp xe là biến chứng của bệnh viêm amidan hoặc viêm mũi, do trẻ không được phát hiện, chữa trị dứt điểm nên vùng cổ sâu chịu nhiều tổn thương và bị nhiễm khuẩn nặng nề. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh cần điều trị dứt điểm các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tổn thương xảy ra ở tai - mũi - họng.
Bên cạnh đó, những chấn thương ngoài ý muốn xảy ra ở họng cũng là nguyên nhân khiến tình trạng áp xe thành sau họng hình thành. Nếu không may mắc bệnh lao hoặc có dị vật làm tổn thương họng, chúng ta nên chủ động đi kiểm tra và có biện pháp chăm sóc, nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm vùng cổ sâu. Tốt nhất khi gặp một trong những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần chủ động đi khám để được chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe, từ đó điều trị theo phác đồ phù hợp nhất.
25/09/2023 16:31
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.