Đăng nhập sổ của bạn
Bài thuốc chữa bệnh từ cây lá móng tay
ừ lâu, cTây lá móng tay được sử dụng để làm thuốc nhuộm tóc, nhuộm móng tay hoặc móng chân. Đến nay, ứng dụng của loại cây mọc hoang này được mở rộng nhiều, dùng trị bế kinh, chậm kinh, kinh gián đoạn, hói đầu, ghẻ lở, đau nhức cột sống…
Lá móng tay là loài thực vật thân nhỏ, chiều cao chừng 3 – 4m. Thân có gai nhưng không nhọn và vỏ nhẵn. Lá mọc đối xứng, phiến hình trứng, đơn, 2 đầu dẹp, cuống ngắn, phiến rộng 1 - 1.5cm và dài 2 - 3cm.
Hoa mọc ở đầu cành, hình thùy, dạng chùm, ban đầu có màu trắng nhưng khi già chuyển sang màu đỏ và vàng sậm, hoa có mùi thơm hăng hắc.
Quả nang hình cầu, kích thước to bằng hạt tiêu, có 4 cạnh dọc và bên trong có 4 ngăn. Quả chứa nhiều hạt nhỏ, vỏ dai và dày. Cây lá móng tay được trồng bằng hạt, cây ưa sống ở vùng đất màu, khí hậu ẩm và nóng. Ở nước ta, cây được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi.
Bộ phận dùng: Lá của cây móng tay được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra thân, hoa và rễ của cây cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.
Thu hoạch – sơ chế: Có thể thu hái lá ở cây từ 2 - 3 năm tuổi. Khi hái, nên cắt cả cành sau đó đem phơi khô ngoài nắng hoặc phơi trong bóng râm rồi bảo quản dùng dần. Mỗi năm thu hoạch 2 lần nhưng khi cắt cần để lại gốc cao khoảng 50cm để cây phát triển tiếp. Nếu thu hái đúng cách, có thể thu hoạch liên tục trong 10 - 30 năm.
Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và nhiệt độ cao.
Công dụng: Cầm máu, kháng nấm và thu liễm.
Chủ trị: Vết thương chảy máu, nấm da, lở ngứa…
Cây lá móng tay không chỉ được dùng nhuộm tóc, nhuộm móng tay chân mà còn được sử dụng để chữa nhiều bệnh:
- Phụ nữ chậm kỳ kinh: Sử dụng 30g lá móng tay, sắc uống.
- Phụ nữ kinh gián đoạn do huyết hư, thiếu máu: Lá móng tay 20g, hồi đầu 15g, sắc uống.
- Bài thuốc trị chứng bế kinh (mất kinh nguyệt) và hóa ứ để tránh thai: Lá móng tay 50g, ích mẫu thảo 40g, nghệ đen 30g. Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm 500ml nước sắc còn 200ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày, nên áp dụng bài thuốc trước kỳ kinh 15 ngày.
Hoặc sắc uống liền 03 thang sau khi giao hợp hoặc trước kỳ kinh 03 ngày (mỗi ngày uống 01 thang cho đến khi thấy kinh mới thôi).
- Bài thuốc trị ghẻ lở, hắc lào: Lá móng tay 200g, lá sả 100g, lá ổi 100g. Rửa sạch và nấu với 3 lít nước. Dùng nước sắc hòa thêm nước lạnh và tắm liên tục trong vòng 14 ngày.
Đồng thời dùng lá móng tay rửa sạch, để ráo nước rồi giã với ½ thìa muối tinh, trộn với 3 thìa giấm nuôi rồi chắt lấy nước uống. Dùng bã đắp vào vùng da ngứa ngáy, thực hiện 2 lần/ ngày trong liên tục 10 ngày.
- Bài thuốc chữa chứng sưng đau tỳ vị, hạ sườn và vùng hông: Cây móng tay tươi 20g, rau má tươi 20g, cỏ mực 16g. Rửa sạch lá móng tay, cắt thành khúc dài 3cm, sau đó cho tất cả dược liệu sao khử thổ và sắc với 1 lít nước đến khi còn 300ml. Uống 3 lần/ngày, liên tục trong 4 tuần.
- Bài thuốc chữa chấn thương, té ngã và đau nhức cột sống: Toàn cây móng tay 150g, cốt toái bổ 50g, ngũ gia bì 15g, cam thảo 10g, cẩu tích 15g. Đem sắc với 1 lít nước còn lại 300ml, chia thành 4 lần uống (sáng, trưa, chiều, tối). Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 30 ngày.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị hói đầu và kích thích tóc mọc: Lá móng tay tươi rửa sạch, phơi trong râm cho đến khi khô hoàn toàn rồi đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 60g bột hòa với 250g dầu mù tạt, đun cho nóng rồi lọc qua vải thưa và bảo quản trong lọ kín. Mỗi ngày dùng 1 ít thoa lên vùng da đầu bị hói, sử dụng liên tục cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn.
- Chữa nấm móng tay, móng chân, lở ngứa kẽ chân móng rồi lây lan sang các ngón khác, có khi lở cả bàn tay, bàn chân: Lá móng tay tươi rửa sạch, thêm vài hạt muối ăn, giã nát đắp vào buổi tối và băng lại (ban ngày có thể để hở cho thoáng). Tuần đầu thay thuốc hàng ngày, tuần thứ hai đắp thuốc 02 ngày/lần, tuần thứ ba đắp thuốc 03 ngày/lần. Khi bớt lở ngứa và bong da thì bôi lô hội đắp lá bỏng hoặc bôi dầu gấc.
05/01/2024 15:07
Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...
Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…
Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?
Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.
Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.
Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.
Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.
Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.
Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.