Đăng nhập sổ của bạn
Bài thuốc nam điều trị rôm sảy mùa hè
Rôm sảy là một bệnh lý phổ biến trong mùa hè khí hậu nóng ẩm. Bệnh xảy ra khi mồ hôi không thoát ra bên ngoài bề mặt da, do tắc nghẽn các tuyến mồ hôi ở các lớp sâu hơn của da.
Là một thể bệnh phát ban do nhiệt, tuy nhiên có thể dẫn đến viêm, nổi mụn nước, mẩn kèm theo ngứa hoặc cảm giác châm chích, sưng nhẹ; nặng hơn là bội nhiễm vi trùng…
Xếp theo mức độ từ nhẹ đến nặng, rôm sảy được chia thành 3 loại chính:
- Rôm trắng: Nốt rôm là những mụn nước nhỏ li ti, màu trắng, thành mỏng, chung quanh không có quầng đỏ, dễ vỡ, hay mọc trên cổ và rải rác trên mình; là loại tổn thương không viêm, nói chung không gây cảm giác gì khác thường, sau 1-2 ngày tự lặn, có thể để lại trên da chút vẩy mỏng.
- Rôm đỏ: Dạng nốt sần hoặc mụn nước nhỏ, xung quanh có quầng đỏ, mọc dầy đặc thành từng mảng, có cảm giác nóng rát và nhấm nhói ngứa; hay mọc ở trên trán, cổ, ngực và lưng, trên đầu, mặt trẻ nhỏ. Khi trời chuyển mát thì rôm lặn, có chút vẩy bong ra.
- Rôm mưng mủ: Nốt rôm mưng mủ nông, hay phát ở vùng da nhiều nếp nhăn và trên đầu trẻ nhỏ.
- Thuốc uống trong - dùng 1 trong số bài thuốc sau:
Bài 1: Trúc diệp tươi 30g, kim ngân hoa 8g, hoắc hương 5g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 lát, sắc uống thay nước hàng ngày.
Bài 2: Sài đất 30g, kim ngân hoa 10g (hoặc dây 15g), khúc khắc 10g, bồ công anh 15g, ké đầu ngựa 10g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Thổ phục linh 30g, dây kim ngân (nhẫn đông đằng) 20g, ké đầu ngựa 15g; sắc nước uống hàng ngày.
Công dụng: Mát huyết, thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp… phòng ngừa và chữa rôm sảy, mụn nhọt, lở ngứa; có thể dùng thường xuyên trong những ngày hè thời tiết nóng ẩm.
- Thuốc dùng ngoài: Gừng tươi, rửa sạch, thái lát; xát nhè nhẹ mặt cắt lát gừng lên khắp những chỗ da có rôm mọc.
Gừng tươi tuy là một vị thuốc "cay nóng", nhưng do có tính sát trùng, làm thông tuyến mồ hôi, nên có thể dùng để trừ rôm. Thông thường, sau khi xát gừng 2-3 giờ, rôm đã lặn hết.
Ngoài ra, với những trường hợp rôm mọc quá nhiều, có thể kết hợp với thuốc tắm: Dùng 100g cành lá cây bọ mẩy, hoặc 50g cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu), hoặc cành lá sài đất, nấu nước tắm hàng ngày.
14/06/2023 20:44
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.