Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Tật thừa ngón tay, ngón chân ở trẻ khi nào cần phẫu thuật?

Tật thừa ngón tay, ngón chân là dị tật khá thường gắp ở trẻ em với tấn suất khoảng 1/1000 trẻ sinh sống. Tật này có thể xuất hiện trên trẻ bình thường hoặc kết hợp với 1 số bệnh lý bẩm sinh khác.

Tật thừa ngón tay, ngón chân cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay bàn chân và ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Chính vì vậy, điều mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm là khi nào nên phẫu thuật cắt bỏ?

Tổng quan về dị tật thừa ngón

Dị tật thừa ngón là dị tật bẩm sinh, thừa ngón tay, ngón chân do di truyền là phổ biến. Với đặc trưng có các ngón tay hoặc ngón chân phụ, với nhiều kiểu hình dáng bất thường khác nhau.

Dị tật thừa ngón có thể là một phần của hội chứng dị tật bẩm sinh kèm theo các dị tật khác hoặc là một dị tật xuất hiện đơn độc. Mặc dù dị tật không đe dọa đến tính mạng, nhưng lại là dấu hiệu chỉ điểm của một số dị tật nghiêm trọng khác, gây giảm chất lượng cuộc sống.

Các ngón thừa thường là một mô nhỏ, có xương mà không có khớp, rất hiếm khi có đủ các chức năng của một ngón tay bình thường.

Hầu hết dị tật ngón được gây ra bởi sự khiếm khuyết di truyền trong gene, dẫn đến sự khiếm khuyết xảy ra trong sự phát triển chi trước - sau. Mặc dù rất phổ biến, nhưng chưa có thống kê chung trong một cộng đồng rộng rãi.

Có 3 loại thừa ngón:

- Thừa ngón cái sinh đôi.

- Thừa các ngón ở giữa (ngón trỏ, giữa, nhẫn).

- Thừa ngón út sinh đôi.

Trong đó, loại A là các trường hợp ngón thừa phát triển gần như hoặc như ngón bình thường. Loại B là ngón thừa phát triển kém, có thể chỉ là một nhú nhỏ hoặc thừa ngón nhỏ có cuống.

Tật thừa ngón tay, ngón chân là dị tật khá thường gặp ở trẻ em.

Dị tật thừa ngón có nên phẫu thuật?

Nhiều cha mẹ băn khoăn khi trẻ mắc dị tật ngón có nên phẫu thuật cắt bỏ không? Trên thực tế là cần phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, giữ lại ngón có chức năng tốt hơn, tận dụng tối đa tổ chức của ngón cắt bỏ để tạo hình, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về chức năng và thẩm mỹ cho trẻ.

Trước khi mổ các bác sĩ cần phải khám và chụp Xquang bàn tay, bàn chân để có thể phân loại ngón thừa, mức độ thiểu sản của mỗi ngón, độ vững của mỗi khớp, chức năng vận động của ngón… sau đó mới lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

Tùy từng trường hợp cụ thể và loại ngón thừa, các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp.

Với dị tật ngón loại A: Cần phải điều trị phẫu thuật cắt bỏ. Dị tật ngón loại B thì các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa phẫu thuật hoặc thắt gốc ngón (bằng chỉ khâu hoặc clip kẹp mạch) làm cho ngón bị hoại tử và sẽ tự rụng sau một thời gian. Trường hợp này có thể sẽ nhú thịt thừa sau khi ngón thừa rụng, gây mất thẩm mỹ, đôi khi cần phải phẫu thuật để cắt bỏ.

Như vậy, có thể nói nếu trẻ thừa ngón đơn giản thì có thể phẫu thuật ngay, còn những tật thừa ngón phức tạp hơn thì đôi khi phải chờ trẻ lớn hơn một chút để phẫu thuật an toàn về mặt gây mê, cũng như tránh tổn thương nhiều các cấu trúc giải phẫu của ngón.

Nếu trẻ có dị tật ngón, cha mẹ cần đưa tới cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.

Khi nào trẻ thừa ngón nên phẫu thuật điều trị?

Tuổi nào cần phẫu thuật cho trẻ là điều nhiều cha mẹ quan tâm nhất. Hiện không có phác đồ chung nào về thời gian phẫu thuật cho tất cả dị tật thừa ngón. Nhưng tốt nhất nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt. Các khuyến nghị phẫu thuật ở trẻ là khi trẻ trên 6 tháng tuổi, tốt nhất là từ 12 - 24 tháng tuổi. Việc phẫu thuật sớm cho trẻ sẽ giúp các em tránh được sự mặc cảm, tự ti khi giao tiếp với bạn bè ở thời điểm những năm đầu đi học. Vì nếu dị tật ngón để lâu, sẽ càng khó điều trị và có thể xuất hiện biến chứng.

Vì vậy, nếu trẻ có dị tật ở ngón, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể. Điều trị sớm giúp trẻ tự tin, vận động tốt, đảm bảo chức năng thẩm mỹ.

14/06/2023 20:37

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.