Đăng nhập sổ của bạn
Phân biệt thoát vị bẹn ở trẻ với các tật khác
Thoát vị bẹn trẻ em là hiện tượng thoát vị xảy ra ở vùng bẹn. Đây là bệnh bẩm sinh do còn tồn tại ống phúc tinh mạc. Ống phúc tinh mạc kéo dài từ bụng của trẻ đến bộ phận sinh dục.
Thoát vị bẹn sẽ để lại một lỗ hổng, làm cho ruột của trẻ có xu hướng trượt xuống. Cha mẹ có thể nhìn và sờ thấy một khối phồng ở bẹn hoặc bìu của con, khối phồng thường xuất hiện khi trẻ khóc, ho hoặc chạy chơi. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị bẹn là tên gọi tình trạng các thành phần trong ổ bụng sa xuống vùng bẹn – bìu qua đường thông bẩm sinh từ bụng xuống bẹn - bìu (đường thông này ở bé trai gọi là ống phúc tinh mạc, ở bé gái gọi là ống Nuck).
Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, tỷ lệ 1 - 3%, xuất hiện ở bé trai nhiều hơn bé gái; 60% trường hợp xuất hiện bên phải, 30% bên trái và 10% ở cả hai bên. Thoát vị bẹn thường chỉ xuất hiện ở một bên bẹn. Bên phải thường gặp hơn bên trái, khoảng 10% trường hợp thoát vị bẹn gặp ở cả hai bên.
Trong thời kỳ phôi thai, vào khoảng tháng thứ bảy, khi tinh hoàn di chuyển xuống bìu sẽ kéo theo nếp phúc mạc tạo thành một túi dạng ống gọi là ống phúc tinh mạc. Bình thường khi trẻ sinh ra thì ống này đóng lại, nếu ống này không đóng lại sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng (thường là ruột) chui xuống ống, làm thành một khối phồng ở vùng bẹn, gọi là bệnh lý thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn có thể gây tổn thương ruột, do ruột bị thắt nghẹt và gây teo tinh hoàn do mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép.
Khi trẻ khóc, ho hoặc chạy nhảy, bìu và bẹn phình to ra. Cha mẹ quan sát sẽ thấy xuất hiện một khối u phồng ở vùng bẹn của trẻ.
+ Ở trẻ trai khối phồng này còn lan đến vùng bìu.
+ Ở trẻ gái là vùng mu - môi lớn.
Nếu trẻ nằm yên rất khó phát hiện khối phồng, vì khi đó khối thoát vị (dịch ổ bụng hoặc ruột) lại chui về ổ bụng, vùng bẹn của trẻ trở về trạng thái bình thường.
Cha mẹ có thể nắn vào vùng phồng và sờ được túi thoát vị. Khối thoát vị mềm, nắn không đau. Có thể đẩy khối thoát vị di chuyển.
Bệnh nặng hơn là khi khối thoát vị bị nghẹt, không trở lại ổ bụng được, khiến cho vùng u phồng có thể sưng đau, kèm theo đó là những cơn quặn đau bụng dữ dội, bụng trướng, táo bón, trẻ quấy khóc, nôn hoặc buồn nôn.
- Trẻ mắc tràn dịch màng tinh hoàn: Nguyên nhân cũng do tồn tại ống phúc tinh mạc, nhưng chỉ có dịch từ ổ bụng đi xuống nên dân gian thường gọi là bị "dái nước". Một dạng của tràn dịch màng tinh hoàn là khi phần nước không thông thương với ổ bụng gọi là "nang thừng tinh". Các trường hợp này có thể theo dõi đến 1 tuổi.
- Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Bìu to, xệ, mạch máu giãn ngoằn ngoèo dưới da bìu.
- Bệnh viêm tinh hoàn: Bìu sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm sốt.
- Bệnh u tinh hoàn: Bìu to nhưng sờ thấy tinh hoàn cứng.
Ngoài ra, trẻ có thể bị tụ máu bìu do chấn thương: Có tiền sử chấn thương trước đó, bìu to, có vết máu bầm.
Vì vậy, nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Dựa trên những biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
- Thoát vị bẹn ở bé gái
Cha mẹ nhìn sẽ thấy phần trên môi lớn của cơ quan sinh dục to hơn bình thường. Cơ quan thòng xuống thường là buồng trứng, có thể bị tổn thương trong trường hợp thoát vị nghẹt.
- Thoát vị bẹn nghẹt
Nhìn thấy khối phồng ở vùng bẹn – bìu hay vùng bẹn – môi lớn, sờ thấy căng, ấn đau. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, bỏ bú, nôn ói. Nếu đến bệnh viện muộn, trẻ đau dữ dội hơn, nôn ra dịch vàng, có thể đi tiêu ra máu, khối phồng lúc này sưng cứng, sờ rất đau.
07/06/2023 18:11
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.