Đăng nhập sổ của bạn
Biện pháp tự nhiên giúp long đờm, trị ho
Thuốc long đờm là những chất bổ sung độ ẩm cho chất nhầy, làm cho chất nhầy ít dính hơn và dễ ho hơn, giúp làm sạch đờm hoặc chất nhầy khỏi đường hô hấp - hoặc đường thở.
Thuốc long đờm, mặc dù là một nhóm thuốc dùng để trị ho nhưng không ngăn chặn ho mà giúp ngăn chất nhầy tích tụ trong hệ hô hấp. Điều này rất quan trọng vì ho ra chất nhầy là cách cơ thể loại bỏ vi sinh vật, dị vật và chất nhầy dư thừa khỏi đường thở.
Thuốc long đờm cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị hỗ trợ cùng với các loại thuốc khác để giúp trị ho. Ngoài thuốc, một số biện pháp tự nhiên có thể giúp long đờm.
- Nước: Nước làm tăng độ ẩm trong chất nhầy giúp dễ dàng tống xuất ra ngoài. Bạn có thể sử dụng nước như một chất long đờm bằng cách uống nhiều nước hoặc dùng dưới dạng trà thảo dược.
Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng nước muối, sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc thông qua hít hơi nước... cũng đều nhận được các hiệu ứng tương tự.
- Mật ong: Mật ong đã được sử dụng để giảm ho và nghẹt mũi từ lâu, với các nghiên cứu chứng minh mật ong là một chất long đờm hiệu quả. Để sử dụng mật ong làm thuốc long đờm, hãy hòa tan một thìa mật ong trong một cốc nước ấm. Uống hỗn hợp trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Gừng: Được sử dụng rộng rãi như thuốc và thực phẩm. Gừng làm giảm tắc nghẽn và hoạt động như một chất long đờm. Để sử dụng, hãy nghiền nát củ gừng và đun sôi với nước trong vài phút rồi nhâm nhi đồ uống suốt cả ngày.
Tuy nhiên, cần lưu ý, không nên sử dụng gừng nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu. Gừng làm giảm huyết áp ở liều cao, vì vậy hãy tránh dùng nó nếu bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp.
- Tỏi: Tỏi có rất nhiều công dụng và được trồng khắp nơi trên thế giới. Nó chứa một chất hóa học gọi là allicin, có đặc tính chữa bệnh. Tỏi có thể giúp giảm ho nếu bạn nghiền nát rồi cho vào nước nóng để xông hơi. Bạn cũng có thể nghiền nát tỏi, trộn với mật ong và uống một thìa, ba lần một ngày. Tuy nhiên, tránh tiêu thụ tỏi nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu.
- Húng quế: Là một loại thảo mộc giúp làm loãng chất nhầy. Để sử dụng hãy đun sôi khoảng 10 lá húng quế với 5 nụ đinh hương trong một cốc nước trong 10 phút. Để hỗn hợp nguội và uống ba lần một ngày. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt dầu húng quế vào nước sôi và sử dụng để xông hơi.
Tuy nhiên, nên tránh sử dụng húng quế nếu đang mang thai, có ý định mang thai hoặc nếu bạn bị đái tháo đường, suy giáp.
- Cam thảo: Cam thảo là một loại thảo dược có nguồn gốc từ một số vùng của Châu Âu và Châu Á. Nó chứa các hóa chất có thể làm loãng chất nhầy tiết ra và giảm tỷ lệ đau họng sau một số thủ thuật phẫu thuật.
Cho nửa thìa cà phê cam thảo vào một cốc nước và đun sôi trong 10 phút, sau đó uống trà này. Bạn cũng có thể cho nửa thìa cà phê cam thảo trong một cốc nước ấm, rồi súc miệng ba lần một ngày hoặc ăn kẹo cam thảo.
Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn tránh sử dụng cam thảo nếu bạn bị huyết áp cao.
- Bạc hà: Bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà, có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng cổ họng và ngực. Dầu bạc hà cũng là một chất chống co thắt - làm giảm bớt hoặc giảm co thắt cơ, trong đường hô hấp.
Để sử dụng bạc hà như một chất long đờm, hãy nhỏ một giọt dầu bạc hà vào nước nóng và xông hơi. Bạn cũng có thể uống trà bạc hà, nhưng hãy nhớ rằng, bạc hà có thể gây ợ nóng, nôn. Dầu thơm bạc hà có thể gây độc cho trẻ em và phụ nữ.
- Dầu khuynh diệp: Khuynh diệp được sử dụng trong nhiều viên ngậm ho, thuốc hít và bình xịt để làm lỏng chất nhầy và giảm nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng nó bằng cách nhỏ hai giọt dầu khuynh diệp vào nước và dùng để xông hơi. Tuy nhiên, dầu khuynh diệp độc hại khi tiêu thụ bằng đường uống.
04/06/2023 11:02
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.