Đăng nhập sổ của bạn
Bí quyết giúp trẻ ăn nhiều rau
Rau củ là nguồn dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất xơ nhiều nhất cho trẻ trong mỗi khẩu phần ăn. Làm sao để trẻ có thói quen thích ăn rau?
Vì sao trẻ lười ăn rau?
Nguyên nhân làm cho trẻ không thích ăn rau là do trên gai lưỡi của trẻ có "núm vị giác" và số lượng "núm vị giác" ở trẻ lớn hơn người trưởng thành rất nhiều. Vì vậy, trẻ cũng nhạy cảm với các mùi vị như chua, cay, ngọt, mặn hơn người lớn.
Khi tập cho trẻ ăn các loại rau xanh, cần tránh đưa các loại rau có vị nồng hay đắng như mướp đắng, diếp cá, ngải cứu… để hạn chế tối đa việc gây ấn tượng xấu về rau xanh từ lần đầu tiếp xúc. Hoặc phải tìm cách khử bớt vị cay, nồng ở rau.
Nhu cầu ăn rau ở mỗi lứa tuổi
Rau xanh là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường việc hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.Ở mỗi lứa tuổi, trẻ có nhu cầu về lượng rau và củ khác nhau. Với các bé trong độ tuổi ăn dặm, có thể cho rau vào máy xay sinh tố, xay nhừ, hoặc lấy phần lá non thái thật nhỏ và đem nấu bột hoặc cháo cho bé.
Ở tuổi lớn hơn, lượng rau bé nạp vào cơ thể mỗi ngày theo khẩu phần sau:
Bé từ 2 đến 3 tuổi ăn một bát rau/ngày.
Bé 4 đến 8 tuổi ăn 1,5 bát rau/ngày.
Bé gái từ 9 đến 13 tuổi ăn khoảng 2 bát rau/ngày, bé trai ăn 2,5 bát rau/ngày.
Bé gái từ 14 tuổi đến 18 tuổi ăn khoảng 2,5 bát rau/ngày, bé trai ăn 3 bát rau/ngày.
Làm gì để trẻ thích ăn rau?
Cho trẻ lựa chọn
Nếu muốn trẻ hợp tác trong việc ăn uống nhất là rau xanh và hoa quả, hãy để trẻ được lựa chọn để bé cảm thấy thích ăn hơn việc bố mẹ tự chọn rồi ép trẻ ăn.
Sau đó bố mẹ có thể giải thích cho bé về lợi ích của việc ăn rau xanh tốt cho sức khỏe như thế nào?
Hãy làm gương cho trẻ
Trẻ nhỏ luôn thích quan sát và bắt chước người lớn, đặc biệt là bố mẹ. Nếu muốn bé ăn rau nhiều hơn, bố mẹ hãy là những người làm gương cho con, ăn đa dạng các loại rau. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để bé thấy rằng rau là một món ăn rất ngon, bổ dưỡng và nên ăn thật nhiều.
Tạo hình rau củ quả sáng tạo
Hãy tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào việc chế biến thức ăn như nhặt rau, rửa rau, nạo củ quả hoặc bày biện hoa quả, xào nấu.
Điều đó không chỉ có ích cho việc tạo thói quen làm việc nhà ở trẻ, mà còn giúp tạo hứng thú khi được thưởng thức thành quả của chính mình từ thói quen sống khoẻ mạnh.
Ba mẹ có thể cùng bé trang trí món rau và hoa quả để nhìn trông thật bắt mắt với trẻ, như tạo hình thú cưng, các nhân vật hoạt hình để kích thích bé ăn nhiều rau hơn.
Thêm gia vị, nước chấm, nước sốt
Nếu việc cho thêm nước chấm hay nước sốt vào rau khiến bé chuyển từ chán sang thích rau hãy thường xuyên áp dụng phương pháp này nhé.
Trẻ thường rất thích tự chấm đồ ăn, vì vậy nên cố gắng khuyến khích bé ăn những loại rau củ nhiều màu sắc được nhúng với nước chấm ưa thích. Cần lưu ý tránh cho bé dưới 2 tuổi ăn rau củ sống vì có thể gây ra tình trạng sặc, hóc.
Nấu súp rau củ
Có thể bé không thích rau của luộc hay xào nhưng lại mê súp rau củ. Nếu như vậy thì khi nấu súp bạn nên cho thêm rau củ tươi, hoặc đóng hộp hay đông lạnh vào để tăng lượng rau trong khẩu phần ăn của trẻ.
Nước ép
Nước ép cà chua hay nước ép/xay từ rau cũng được xem là cách bổ sung chất xơ hiệu quả. Vì uống trực tiếp như vẫn giữ nguyên vitamin và khoáng chất có trong các loại rau củ.
Ăn nhiều trái cây
Nếu trẻ vẫn không chịu ăn rau củ có thể tiếp tục tập cho bé ăn nhiều trái cây. Vì trái cây cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giống rau xanh như: vitamin A, vitamin C và chất xơ. Bạn cần cho bé ăn gấp đôi lượng trái cây để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
21/04/2022 11:08
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.