Đăng nhập sổ của bạn
Cách chăm sóc đúng khi trẻ bị nhiệt miệng
Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng khó chịu và đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh cho trẻ.
Nhiệt miệng có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là chức năng miễn dịch ở trẻ bị suy giảm do căng thẳng, bệnh tật, ăn uống thiếu chất… nên sức khỏe suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiệt miệng.
Cọ xát làm tổn thương niêm mạc (đánh răng hay trẻ ngậm phải vật sắc nhọn vì bàn chải đánh răng, vật nhọn như đũa, dĩa, xương…) hoặc vô tình cắn vào bên trong môi, má, làm rách niêm mạc miệng.
Rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng. Trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng… gây nóng trong người và dẫn tới nhiệt miệng. Ngoài ra, những ngày nắng nóng, thời tiết bên ngoài kèm một số thực phẩm mùa hè dễ gây nhiệt, dẫn đến lở miệng là điều khó tránh khỏi.
Trẻ bị nhiễm một số loại vi khuẩn và nấm, làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể, dẫn đến nhiệt miệng.
Trẻ bị suy giảm chức năng gan, gan suy yếu hoặc bị tổn thương, dẫn đến không lọc được hết độc tố có hại như asen hay chì. Các độc tố này sẽ tích tụ lâu ngày ở niêm mạc miệng, gây nhiệt miệng; Trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin C, kẽm và vitamin B12… dẫn đến nhiệt miệng.
Trẻ bị nhiệt miệng khi trong miệng của trẻ đột nhiên xuất hiện một vài đốm trắng hình tròn hoặc bầu dục, kích thước ban đầu khoảng 1 - 2mm, sau lớn dần lên tới khoảng 8 - 10mm. Vài ngày sau, các đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.
Trẻ hay bị nhiệt miệng thường khó chịu, quấy khóc và biếng ăn, miệng chảy nhiều nước dãi. Thậm chí, nếu vết viêm loét nặng thì trẻ có thể bị sốt, đi kèm nổi hạch cổ, nướu răng bị sưng và chảy máu.
Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng khó chịu và đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh cho trẻ:
Nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, đối với trẻ dưới 1 tuổi, sử dụng miếng gạc chuyên dùng cho trẻ hoặc vải mềm nhúng vào nước ấm sạch hay nước muối sinh lý, sau đó lau nhẹ nhàng.
Đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi đã có thể cho trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng và tối, với một chút kem đánh răng dành riêng cho trẻ (một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu là đủ).
Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ có thể sử dụng nước muối ấm loãng hoặc sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh hằng ngày cho tới khi vết loét lành hẳn.
Trẻ hoàn toàn không có khả năng chịu đau như người lớn, nên tình trạng đau nhức và khó chịu sẽ khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và sức đề kháng kém đi. Cha mẹ nên giảm đau cho trẻ bằng các phương pháp dân gian như lấy mật ong, nha đam, sữa chua, nghệ… bôi vào vết loét cho trẻ (chú ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh gây độc).
Cần cho trẻ ăn uống hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng, nhất là trong giai đoạn trẻ bị nhiệt miệng. Đối với trẻ đang bú mẹ, người mẹ cần hạn chế những thực phẩm và gia vị cay nóng, cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu.
Đối với trẻ đã ăn bổ sung, nên chia nhỏ bữa ăn và cho con ăn từ từ; chỉ nấu các món lỏng như súp, cháo, sữa, nêm nếm nhẹ nhàng, cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn đầy đủ các chất như: Rau quả, vitamin và chất khoáng, không cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, các loại nước có ga.
Cho trẻ uống nước ép cà chua 1 - 2 lần/ngày; bổ sung thêm nước cam, nước bưởi hằng ngày cho trẻ… cũng giúp cung cấp đủ các vitamin cần thiết để trẻ nâng cao sức đề kháng, nhanh khỏi nhiệt miệng.
Cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc (uống hoặc bôi) để chữa nhiệt miệng. Khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ. Có thể cho trẻ bổ sung vitamin B2 theo liều hướng dẫn. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn thức ăn nóng, mặn hay các thực phẩm gây nóng, vì cảm giác nóng sẽ càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn.
Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như: Trẻ bị nổi 2 - 3 vết loét trong miệng và chúng thường xuyên tái phát, dù đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả hoặc trẻ có các triệu chứng khác như sốt, phát ban… thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được phát hiện và điều trị sớm, đảm bảo trẻ có một sức khỏe tốt.
26/09/2022 20:19
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.