Đăng nhập sổ của bạn
Cách chữa sẩn ngứa ở trẻ em
Sẩn ngứa là bệnh thường gặp ở trẻ em, có biểu hiện là các nốt sần hoặc sẩn trên da kèm theo cảm giác ngứa. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất là mùa xuân hè.
Theo Ths.BS Thùy Trang, BV Nhi Trung ương, sẩn ngứa ở trẻ em là phản ứng viêm xuất tiết, xuất hiện ở lớp trung bì nông kèm sự tham gia của một số tế bào viêm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sẩn ngứa ở trẻ em trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do tiếp xúc với côn trùng như: muỗi, bọ chó, mèo... hoặc do trẻ nhiễm ký sinh trùng do không được tẩy giun. Đa phần những trường hợp sẩn ngứa ở trẻ đều ít xảy ra do cơ quan nội tạng mà chủ yếu là những tác nhân bên ngoài nêu trên.
Sẩn ngứa ở trẻ em cũng có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa. Trong một số ít trường hợp, sẩn ngứa có thể là biểu hiện của những bệnh lý toàn thân, bệnh lý mãn tính gồm: bệnh tuyến giáp, đái tháo đường,. viêm gan, suy thận mạn, bệnh lý về máu, tắc mật…
Ngoài ra, trẻ có thể bị sẩn ngứa bởi một số nguyên nhân khác như: kem dưỡng da hay bột giặt quần áo. Lý do là kẽm dưỡng da chứa những mùi hương có khả năng gây kích ứng cho làn da trẻ nhỏ, nhất là các bé bị chàm hoặc những hóa chất trong một số loại bột giặt có thể khiến da của trẻ nhỏ bị nổi mẩn ngứa.
Sẩn ngứa ở trẻ em có biểu hiện trên da thường xuất hiện những nốt sẩn đỏ, sẩn phù bên trên có mụn nước nhỏ, ngứa tập trung ở những vùng da hở như: cẳng chân, cẳng tay, quanh thắt lưng.
Sẩn ngứa có 3 thể gồm: cấp tính, bán tính, mạn tính.
-Thể cấp tính: Thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa xuân hè. Tổn thương chủ yếu là sẩn phù, trên tổn thương có mụn nước, vỡ gây tiết dịch nếu không xử trí đúng có thể gây viêm nhiễm.
- Thể bán tính: Tiến triển của bệnh dai dẳng và có thể mạn tính. Nguyên nhân của thể bán tính đôi khi khó phát hiện. Thể bán tính có thể liên quan đến một số bệnh lý toàn thân. Các tổn thương là sẩn nổi cao, trên có vết trợt hay mụn nước hoặc vảy tiết do chà xát và ngứa nhiều.
- Thể mạn tính: Có biểu hiện đa dạng, hay tái phát và tiến triển dai dẳng. Trên da có nhiều vết trợt, dày da thâm nhiễm do bệnh nhân ngứa, giã, chà xát nhiều.
Cách chữa sẩn ngứa ở trẻ em
Cũng theo Ths.BS Thùy Trang, khi trẻ bị sẩn ngứa các bậc cha mẹ nên tránh không để trẻ cào, gãi, chà xát mà nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được dùng các cách chữa bằng nước lá truyền miệng để đắp hay tắm cho trẻ nhỏ.
Do nhiều nguyên nhân gây sẩn ngứa ở trẻ em nên điều trị triệu chứng cần kết hợp với tìm điều trị nguyên nhân để hạn chế tái phát bệnh. Điều quan trọng là hạn chế cho trẻ cào gãi, chà xát…
Đối với các sẩn ngứa có thể sử dụng thuốc corticosteroid bôi, tùy thuộc vào vị trí mà mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.
Cha mẹ có thể bôi thêm kem dưỡng ẩm, sử dụng thuốc kháng histamin đường uống để trẻ giảm ngứa.
Với những trường hợp bội nhiễm, bác sĩ có thể sẽ cân nhắn kê thêm kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân để trẻ giảm ngứa gãi. Trong những trường hợp bội nhiễm, các bác sĩ có thể cân nhắc kê thêm kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân.
Để phòng tránh sẩn ngứa ở trẻ em, cha mẹ nên vệ sinh xung quanh khu vực gia đình sinh sống, sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa côn trùng đốt trên da; cho trẻ mặc quần áo dài, chất liệu thoáng mát; tránh các yếu tố kích thích như: thuốc, thức ăn, hóa chất, giun sán, côn trùng…; hạn chế ra nắng và tẩy giun định kỳ cho trẻ.
Cha mẹ nên lựa chọn bột giặt có thành phần không chứa mùi nhân tạo, không chứa hóa chất độc hại, thuốc tẩy… Cách tốt nhất là nên chọn những loại bột giặt không mùi hoặc có mùi hương chiết xuất từ thiên nhiên. Quần áo, khăn tắm, khăn trải giường của trẻ cũng cần được giặt sạch sẽ thường xuyên.
01/08/2023 16:39
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.