Đăng nhập sổ của bạn
Chăm sóc răng cho trẻ ở độ tuổi thay răng
Răng có vai trò quan trọng không chỉ vì thẩm mỹ, mà còn là chức năng ăn nhai để cung cấp năng lượng cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc răng đúng cách cho trẻ ngay từ khi còn là răng sữa.
Răng sữa có vai trò quan trọng trong nhai nghiền thức ăn, thẩm mỹ và định hướng cho răng vĩnh viễn. Thời gian mọc răng sữa của trẻ diễn ra ở khoảng:
+ Khi trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi bé mọc 4 răng cửa hàm dưới.
+ Khi trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi bé mọc 4 răng cửa hàm trên.
+ Khi trẻ từ 3 đến 4 tuổi các bé sẽ mọc khoảng 20 răng sữa, răng sữa sẽ bắt đầu từ răng số 1 đến răng số 5. Từ răng số 6 sẽ tính là răng vĩnh viễn và chỉ mọc một lần.
Thay răng sữa ở trẻ khi nào?
Độ tuổi thay răng vĩnh viễn có thể chia như sau:
+ Khi bé 6 đến 8 tuổi sẽ thay 4 răng cửa dưới.
+ Khi bé 7 đến 9 tuổi sẽ thay 4 răng cửa trên.
Tuy nhiên, tuổi thay răng của các trẻ không hoàn toàn giống nhau, có trẻ có thể bắt đầu thay răng khi 4 tuổi, cũng có thể khoảng 7- 8 tuổi. Có một lưu ý nếu trẻ thay răng quá sớm thì cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám nha sĩ.
Câu hỏi đặt ra cho tất cả bà mẹ rằng nếu răng sữa thay có cần đến nha sĩ? Trên thực tế hiện nay, nhiều cha mẹ quan tâm con cái hơn nên thường đưa trẻ đến cơ sở y tế, phòng khám nha khoa để được hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng có nhiều cha mẹ thường tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ. Việc tự nhổ răng sữa ở nhà bằng tay hay bằng chỉ có thể khiến trẻ bị chảy máu chân răng, gây ra vết thương hở.
Hơn nữa khi nhổ răng bằng tay hoặc chỉ không được vô trùng, có thể gây nhiễm trùng vùng nhổ răng. Vì vậy, tuyệt đối không nên tự nhổ răng tại nhà cho trẻ. Trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa lung lay, bác sĩ cần can thiệp chủ động nhổ răng để lấy chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Trường hợp răng lệch lạc nhiều, gây mất khoảng để các răng sau mọc lên, bác sĩ có thể can thiệp chỉnh nha sớm cho trẻ. Cha mẹ cần nắm được độ tuổi thay răng của trẻ để giúp trẻ có quá trình mọc và thay răng tốt.
Răng có vài trò quan trọng không chỉ vì thẩm mỹ mà còn là chức năng ăn nhai, cung cấp năng lượng cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc răng đúng cách cho trẻ ngay từ khi còn là răng sữa cụ thể.
Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, có thể dùng bàn chải và nước sạch để chải răng cho trẻ, chưa cần dùng đến kem đánh răng, vì trẻ chưa có ý thức sẽ nuốt phải kem đánh răng.
Đối với trẻ trên 3 tuổi bắt đầu quen với việc chải răng, có thể cho trẻ chải răng với kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với lượng kem ít để tránh nuốt phải. Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và đủ sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Chải đủ các vị trí trên răng, mặt nhai, mặt bên bằng kem đánh răng, chải theo chiều dọc từ trên xuống hoặc xoay tròn.
Đưa trẻ đến nha sĩ thăm khám định kì, khoảng 4 đến 6 tháng một lần để kiểm tra sâu răng, vệ sinh răng miệng cho trẻ. Luôn theo dõi lộ trình thay răng của trẻ, hạn chế ăn những đồ nhiều đường, đặc biệt trước khi đi ngủ để hạn chế sâu răng. Quá trình thay răng có thể khiến trẻ bị đau, cha mẹ cần cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Một lưu ý, trong giai đoạn này trẻ có thể hình thành các thói quen xấu như mút ngón tay, cắn móng tay, cắn bút, chống cằm, đẩy lưỡi, nghiến răng, thở miệng… những thói quen này có thể khiến răng trẻ bị thưa, móm, lệch mặt, chen chúc…
Cha mẹ cần theo dõi để nhắc nhở trẻ bỏ những thói quen này. Giai đoạn thay răng ở trẻ là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của hàm răng sau này. Vì vậy, cha mẹ nên hỗ trợ, theo dõi chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt, giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe.
04/10/2022 11:22
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.