Đăng nhập sổ của bạn
Cách cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng thì có nhiều, nhưng trong đó phần lớn là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp… Ngoài ra, khi trẻ ở thời kỳ ăn dặm, mọc răng cũng sẽ lười ăn hơn…
Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, có nhiều cách trong đó cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Trước hết, bạn cần chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa, lưu ý khoảng cách giữa các bữa ăn nên cách nhau ít nhất 4 giờ. Đối với trẻ 5 tuổi, một ngày có thể ăn 3 bữa chính, 2 - 3 bữa phụ. Bữa chính đảm bảo đủ 4 nhóm đạm, đường, béo, trái cây; bữa phụ có thể là sữa, sữa chua, bánh flan, trái cây...
Phụ huynh cần chú ý một số thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn như thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (ngô, gạo nếp...); thực phẩm thấp năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như khoai củ; thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng...; thức ăn nghèo dinh dưỡng như snack, kẹo, nước ngọt...
Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài bú sữa mẹ hàng ngày nên cho trẻ ăn một bữa bột; từ tháng thứ 7 đến 8, một ngày cho ăn 2 bữa bột đặc; đến 9 - 12 tháng cho trẻ ăn 3 bữa; tròn 1 tuổi cho 1 ngày 4 bữa. Nên cho trẻ ăn từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới. Bữa ăn bổ sung cho trẻ cần đảm bảo đủ các nhóm thức ăn để đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng. Thức ăn của trẻ cần được chế biến sạch sẽ đảm bảo vệ sinh tránh rối loạn tiêu hóa.
Dinh dưỡng trẻ từ 1 - 3 tuổi
Ngay từ khi 1 tuổi trẻ đã có răng và khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Trẻ bắt đầu tự tập ăn. Tuy nhiên, thức ăn cho trẻ cần dễ tiêu hóa, giàu các chất dinh dưỡng có giá trị và đủ các nhóm thực phẩm trong ô dinh dưỡng.
Cha mẹ cần đảm bảo tốt vệ sinh thực phẩm và ăn uống để phòng tránh nhiễm khuẩn và bệnh đường ruột ở trẻ. Một ngày cho bé ăn 4 - 5 bữa, thức ăn mềm và tập dần cho trẻ ăn từng loại thức ăn từ ít đến nhiều cho đến thức ăn hỗn hợp. Nên chế biến các món ăn thích hợp và thường xuyên thay đổi cho trẻ để tạo điều kiện ngon miệng, ngăn ngừa hiện tượng chán ăn và sợ một loại thức ăn nào đó. Tập cho trẻ ăn đúng bữa, ăn đủ, không cho ăn vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Hàng ngày chú ý cho trẻ uống đủ nước.
Ngoài việc chú ý đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ hoạt động với các trò chơi đúng lứa tuổi sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đồng thời cần đảm bảo cho trẻ uống lượng sữa từ 500 - 600 ml mỗi ngày. Sử dụng các loại sữa công thức phù hợp lứa tuổi, lựa chọn hương vị mà trẻ thích uống, phối hợp thêm sữa cao năng lượng vào cữ cuối cùng trong ngày. Tránh uống sữa cao năng lượng cả ngày, sẽ khiến trẻ no lâu, bỏ ăn và gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu...
Ngoài ra, bạn cần tập cho trẻ thói quen tập trung vào bữa ăn như ngồi ăn tại bàn ăn cùng gia đình, không xem TV, điện thoại, không chơi trong giờ ăn để tránh việc nhai không kỹ, ăn lâu, ngậm thức ăn. Thời gian mỗi bữa ăn không quá 30 phút. Cần chú ý không cho trẻ vặt trước bữa ăn. Khuyến khích trẻ tham gia vào bữa ăn, không la mắng, hù dọa, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, gây nên triệu chứng đầy bụng, trào ngược hay tâm lý sợ hãi. Đảm bảo trẻ được tham gia vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ giấc 8 - 10 giờ mỗi ngày.
Tình trạng trẻ khóc và nôn ói ngay sau khi mới ăn xong là hiện tượng thường gặp, không phải do bệnh lý. Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng. Bạn cần chú ý không tiếp tục cho trẻ ăn ngay sau khi trẻ ói.
Để hạn chế trẻ tiếp tục ói do quấy khóc, cha mẹ nên nhẹ nhàng với trẻ, không lớn tiếng khiến trẻ sợ hãi. Đồng thời thực hiện vuốt nhẹ ở lưng hoặc ngực theo chiều từ trên xuống, kết hợp trò chuyện vui vẻ để trẻ quên đi cảm giác sợ hãi và hành động nôn trớ. Có thể cho trẻ ăn uống lại khi trẻ thấy thoải mái, hợp tác.
Với tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, cha mẹ cần một kế hoạch can thiệp dinh dưỡng và theo dõi sát, để đảm bảo cải thiện cân nặng, chiều cao, giúp trẻ bắt kịp tốc độ phát triển phù hợp độ tuổi. Do đó, ngay khi có điều kiện, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kiểm tra, xác định nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và có phương pháp can thiệp phù hợp nhất cho trẻ.
03/05/2022 15:36
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.